hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tập trung vốn cho vùng khó khăn xây dựng nông thôn mới (11/08/2015)
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Theo Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mức bình quân xã đạt các tiêu chí nông thôn mới của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đạt thấp nhất so với các khu vực khác, còn nhiều tỉnh chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nguyên nhân chậm đạt có nhiều, nhưng nguyên nhân chính là do điều kiện tự nhiên, xã hội, hạ tầng yếu kém, nguồn vốn phân bổ thấp… Do vậy, đại biểu Phương Thị Thanh đề nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho vùng này để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chính phủ luôn quan tâm đến các tỉnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có nhiều đặc thù, xuất phát điểm thấp các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và một số địa bàn thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới. Để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các khu vực này, khi phân bổ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho xây dựng nông thôn mới năm 2014-2015, thực hiện Nghị quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã quy định: Đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... được phân bổ theo hệ số 2 (gấp 2 lần các xã khác); các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn năm 2015 theo hệ số 1,6; các xã còn lại hệ số 1,0. Ngoài ra, các xã thuộc vùng khó khăn còn được lồng ghép hỗ trợ theo các chương trình: 135, 30a, 755/QĐ-TT, giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu khác...

Tuy đã được ưu tiên nhưng do yêu cầu đầu tư cho các xã, nhất là các xã ở vùng khó khăn rất lớn, trong khi khả năng chi của ngân sách nhà nước có hạn (5.000 tỷ đồng/năm cho hơn 9.000 xã trong cả nước, bình quân mỗi xã chỉ khoảng 500 triệu đồng/năm). Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 03/3/2015 giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù cho các vùng khó khăn, nhất là các xã thuộc miền núi phía Bắc, biên giới, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, bãi ngang ven biển và hải đảo.

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành tiếp tục huy động các nguồn vốn để bổ sung cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khẩn trương phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2015 cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; đảm bảo nguyên tắc tập trung cho các vùng khó khăn.

Trong giai đoạn 2016-2020, rà soát tăng thêm nguồn lực phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả; phân bổ ưu tiên cho các xã thuộc vùng khó khăn và khẩn trương hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư cho các địa phương khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc phân bổ vốn, đối với các vùng, xã nghèo mức vốn của ngân sách nhà nước cần đảm bảo cao nhất, hạn chế huy động người dân đóng góp, không huy động quá sức dân, không phân bổ huy động bắt buộc cho người dân, không được huy động của người nghèo, gia đình chính sách nghèo.

Theo Chinhphu.vn

Lượt xem:  1,153 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com