hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tăng cường kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản (14/07/2015)
Ngày 7/7, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản.

Nội dung văn bản nêu rõ, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch từng bước từ quy mô nông hộ nhỏ sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực này cũng đang gia tăng, đặc biệt là các hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy hải sản, đã và đang ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, gây bức xúc trong xã hội.

Để tăng cường kiểm soát, sớm khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản theo nội dung Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản.

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Sở tổ chức thống kê rà soát, phân loại về quy mô, mức độ ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng chế biến thủy sản và sản xuất, chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Nhiệm vụ này phải hoàn thành trước ngày 30/6/2016.

Kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi tập trung, giết mổ tập trung, nuôi trồng thuỷ sản tập trung, sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất thải trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; hoá chất bảo vệ thực vật nhập lậu, hết hạn sử dụng,… hướng dẫn xử lý và tiêu huỷ các chất thải trong hoạt động nông nghiệp. Tăng cường kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Xây dựng mô hình cơ sở sản xuất gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả trong từng lĩnh vực, có lộ trình để nhân rộng đưa vào sản xuất. Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản áp dụng các biện pháp xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng Kế hoạch quản lý, kiểm soát và lộ trình khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch, chỉ thị, quy hoạch liên quan đến cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng chế biến thủy sản và sản xuất, chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát bổ sung các điểm quan trắc môi trường đối với hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản để bổ sung vào quy hoạch mạng lưới quan trắc của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản theo thẩm quyền. Xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc các cơ sở chây ỳ, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; công khai thông tin các hành vi vi phạm để tạo áp lực dư luận.

Triển khai chương trình quan trắc môi trường, nâng cao năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường trong các lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác bảo vệ môi trường và công tác đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thông báo kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

Sở Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ về khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thu gom và xử lý chất thải đối với cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức thống kê, rà soát, phân loại các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản và hoàn thành trước ngày 30/6/2016. Xây dựng Kế hoạch quản lý, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi và giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong các hoạt động này.

Chủ động tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng, chế biến thủy sản tập trung và sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản theo đúng thẩm quyền phân cấp. Xử lý dứt điểm, triệt để các hành vi vi phạm, bắt buộc khắc phục hậu quả hoặc đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Tập trung chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường.

 

 

Linh Chi

Lượt xem:  1,441 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com