hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Xây dựng NTM ở vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khởi sắc (01/10/2014)
Vùng dân tộc, thiểu số tỉnh Quảng Nam có 102 xã, thị trấn thuộc 9 huyện miền núi; trong đó có 96 xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (Chương trình). Trong gần 4 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của tầng lớp nhân dân ở địa bàn miền núi nên Chương trình xây dựng nông thôn mới đã có những nét khởi sắc, trở thành phong trào sâu rộng được nhân dân các dân tộc miền núi đồng tình ủng hộ.

 Khởi sắc

Trung tâm hành chính huyện Tây Giang được xây dựng khang trang

Đến nay, các huyện, xã đã cơ bản hình thành bộ máy quản lý, điều hành Chương trình từ huyện đến xã, thôn; đã tổ chức trên 100 lớp tập huấn các chủ trương, chính sách về Chương trình đến các cấp và người dân trên địa bàn; có trên 50 xã tổ chức lễ phát động xây dựng nông thôn mới, các Hội, đoàn thể ở cấp huyện, xã đã cùng chung tay trong xây dựng nông thôn mới bằng những nội dung thiết thực. Qua công tác tuyên truyền, vận động, nhận thức trong đội ngũ cán bộ và nhân dân miền núi về chương trình nông thôn mới được tăng lên đáng kể. Đây là điều đáng mừng vì chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân; đồng thời, qua đây cho thấy người dân đã nhận thức rất rõ về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới là mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống người dân ở vùng miền núi, bước đầu người dân đã thể hiện được vai trò chủ thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 96/96 xã được UBND các huyện phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%; có 96 xã lập Đề án xây dựng NTM, trong đó đã phê duyệt 67 xã đạt 70%; có 20/96 xã lập, phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất. Công tác huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới luôn được các cấp, các ngành ở các huyện quan tâm chú trọng, qua gần 4 năm, vốn trực tiếp từ Chương trình nông thôn mới từ nguồn Trung ương, tỉnh hỗ trợ cho các huyện miền núi là 149,231 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn lồng ghép, đầu tư hỗ trợ trên địa bàn khu vực 9 huyện miền núi của tỉnh từ các chương trình, dự án lên trên 7.000 tỉ đồng, đạt suất đầu tư bình quân/1 người là trên 25 triệu đồng. Các nguồn vốn này đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất, các loại giống cây trồng, con vật nuôi, phân bón, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn; hỗ trợ khai hoang; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi... nên đã góp phần tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất, góp phần giảm nghèo đáng kể; tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cơ bản đã chấm dứt; đặc biệt đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao, bền vững, điển hình như trồng cao su, trồng rừng sản xuất, lúa nước, chăn nuôi bò, heo địa phương… Nhờ vậy, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn miền núi có bước phát triển đáng kể; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được xây dựng tương đối đồng bộ, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đều tăng, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt bình quân trên 7,26 triệu đồng; tỉ lệ hộ nghèo giảm nghèo hàng năm từ 3-5%. Từ những nỗ lực cao của các cấp ủy, chính quyền mà kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở các huyện miền núi được tăng lên đáng kể, bình quân kết quả đạt tiêu chí nông thôn mới là 5,2 tiêu chí/xã, tăng bình quân trên 3 tiêu chí so với năm 2010.
 
 Những khó khăn và giải pháp
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế như: công tác thông tin tuyên truyền của các cấp, các ngành chưa được thường xuyên, rộng khắp; trên một số lĩnh vực, công tác tuyên truyền chưa mang lại những chuyển biến tích cực; xuất phát điểm khi xây dựng nông thôn mới ở các huyện miền núi thấp, khi triển khai có 25 xã không đạt tiêu chí nào (xã trắng tiêu chí); bình quân tiêu chí đạt còn thấp so với bình quân chung của tỉnh (bình quân chung cả tỉnh là 7,52 tiêu chí/xã); thu nhập bình quân đầu người còn thấp (đạt 7,26 triệu đồng/năm/người) so với bình quân chung của tỉnh (18 triệu đồng/năm/người). Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm có giảm, nhưng còn rất cao so với trung bình cả tỉnh (14,91%); thậm chí có một số huyện tỷ lệ hộ nghèo trên 50% như Nam Trà My (72,05%), Nam Giang (62,68...Nguy cơ tái nghèo của các hộ vừa thoát nghèo còn tiềm ẩn, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (bình quân đạt gần 20%); Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng một số cây trồng, con vật nuôi chưa cao, hiệu quả thấp; chuyển  dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa rõ nét, sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp còn phổ biến; chưa khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động; kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đã được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển; ứng dụng khoa học công nghệ, thay đổi giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế; các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến còn phân tán, vận chuyển nông, lâm sản còn nhiều khó khăn. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành chưa được đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên...; trình độ dân trí thấp, năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế, tư tưởng chủ quan trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước trong một bộ phận cán bộ và nhân dân còn xảy ra, làm cho việc triển khai thực hiện Chương trình chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
 
 
Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy
 
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới, phấn đấu năm 2014 có 01 xã (A Nông huyện Tây Giang) và năm 2015 có trên 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các cấp, các ngành ở các huyện miền núi cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã và Ban Phát triển thôn; đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền và công tác thi đua xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ vùng miền núi; cần phát huy dân chủ ở nông thôn, đặc biệt là việc vai trò của già làng, Trưởng bản, những người có uy tín ở khu vực miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
 
Đồng thời, thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 2905/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh; thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho miền núi như: chương trình 30a, 30b, 135, chính sách hỗ trợ di dân cho đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg...
 
Bên cạnh đó, cần phát huy thế mạnh của kinh tế rừng và các tiềm năng về cảnh quan, văn hóa bản địa; Đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất; chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, nhằm tăng năng suất, sản lượng; khuyến khích việc tiếp tục khai hoang, phục hoá diện tích lúa nước. Phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp. Song song với đó, cần xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất như Tổ hợp tác, HTX phù hợp với yêu cầu, trình độ sản xuất của nông dân, trình độ quản lý của cán bộ, nhằm hợp tác, liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Cùng với các chính sách của TW quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi, để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
.
Một trong những giải pháp quan trọng nữa là huy động mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, lựa chọn để ưu tiên làm trước các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, tập trung phát triển các công trình ở thôn trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân và căn cứ vào lợi thế, nhu cầu thiết thực của cộng đồng từng địa bàn (bao gồm công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, trường học, y tế,...). Đặc biệt, cần tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về văn hoá -xã hội và môi trường ở nông thôn miền núi; chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
 
Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên sẽ góp phần góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân khu vực miền núi của tỉnh, thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới ở miền núi ngày càng phát triển, đi đến thắng lợi./.
 
 

Nguyễn Anh Tài- Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG XDNTM tỉnh

Lượt xem:  2,009 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 7 1 2 3 4 5 6 7
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com