Sản phẩm KTV tiêu biểu của huyện Nông Sơn
Tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ riêng cho KTV là hơn 30 tỷ đồng, trong đó: ngân sách tỉnh bố trí hỗ trợ cho kinh tế vườn khoảng 14 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 2,3 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là hơn 400 triệu đồng, còn lại đối ứng của người dân là hơn 16,8 tỷ đồng.
Các vườn đã và đang được hỗ trợ đa phần được trồng các loại cây ăn quả phổ biến như: Cây có múi: Cam (Cam sành, Cam đường, Cam Vinh, Cam Tây Giang), Chanh, Bưởi (Bưởi Năm roi, Bưởi trụ Đại Bình, Bưởi Da Xanh), Quýt, Thanh Trà; Lòn bon, Măng cụt, Sầu riêng (phần lớn tại Tiên Phước, một số nơi tại tại Đông Giang, Nam Giang, Nông Sơn)... ; các loại Chuối; Mít (Mít địa phương, Mít Thái); Thanh Long (Bắc Trà My); cây Tiêu (Tiên Phước, Phú Ninh, Hiệp Đức, Quế Sơn, Nông Sơn...), Quế (Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước)... Bên cạnh đó, ở các huyện miền núi cao còn chú trọng phát triển, trồng cây dược liệu như: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Giảo Cổ Lam, Đương quy, Ba kích,...; Vườn tại các huyện khu vực đồng bằng chủ yếu trồng các loại cây hàng năm như: Rau, củ, quả; một số địa phương trồng các loại cây ăn quả như: Xoài, Ổi, các loại cây có múi, Chuối, Mít, các loại cây ăn quả khác.
Nhìn chung, Nhân dân ngày càng quan tâm, chú trọng, mạnh dạn đầu tư phát triển KTV, lựa chọn giống cây trồng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ mới vào sản xuất như hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến (nhỏ giọt, phun mưa...), áp dụng các phương pháp canh tác mới (oganic, canh tác hữu cơ); mạnh dạn đưa vào trồng một số loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao; nhiều mô hình làm vườn (V), (VAC), (VACR)... cho hiệu quả khá, góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình, có những mô hình vườn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Đến nay toàn tỉnh có khoảng 214 vườn có tiềm năng kết hợp với phát triển du lịch, 1.600 vườn tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Các mô hình kinh tế vườn quy mô vẫn còn khá nhỏ, sản xuất manh mún dẫn đến tính hợp tác, liên kết trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ vẫn còn hạn chế và chỉ xuất hiện một số hình thức liên kết giản đơn ở một số ít địa phương thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm hoặc triển khai thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị nông sản.
Hiện nay hầu hết các vườn đang trong giai đoạn đầu tư cơ bản, một số vườn đã cho thu hoạch với giá trị thu nhập bình quân mang lại giao động từ 30-100 triệu đồng/vườn/năm (chưa trừ chi phí).