hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hội Nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới (08/12/2024)
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định: “Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới”.

Khẳng định trên cho thấy, không ai có thể thay thế được vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tính chủ thể bao hàm từ địa vị chính trị, vị thế xã hội, vai trò kinh tế, bản sắc văn hóa; không chỉ được ghi nhận về mặt quan điểm, chủ trương, mà còn được thể chế hóa về mặt lập pháp, được thực thi về mặt hành pháp và được bảo vệ về phương diện tư pháp, có thể thấy rằng vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân ngày càng được tôn trọng và phát huy. Điều đó cho thấy, nói đến vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là nói tới một thành phần xã hội đóng vai trò chủ đạo, có vị trí trung tâm trong phát triển nông nghiệp - nông thôn. Nói đến vai trò chủ thể của nông dân không hẳn nói đến từng cá thể đơn lẽ hay hộ nông dân biệt lập, mà cơ bản là nói đến một giai tầng xã hội, được tổ chức trong đoàn thể của mình, được thực hiện thông qua các hình thức kinh tế hợp tác giữa những người nông dân với nhau, giữa nông dân với các đối tác xã hội của nông dân như doanh nhân, nhà khoa học...

Trên 18 nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất.

Từ thực tiễn đó, với quyết tâm chung sức xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia cải tạo không gian sống, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công lao động chung sức hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước nâng cao đời sống nông dân.

Theo đó, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện gắn việc tập hợp, tuyên truyền, vận động với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn và hỗ trợ nông dân; xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp luôn được quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào thi đua lớn của Hội như: Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục duy trì nhiều mô hình thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được hội viên, nông dân đồng tình hưởng ứng, phát triển nhiều mô hình mới, nhân tố mới mang tính đột phá trong phong trào đã tạo ra động lực mới - sức sống mới - diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế nông thôn gắn với an sinh xã hội. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục phát triển cả chiều rộng, chiều sâu góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với việc vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu và bảo vệ môi trường: Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong giai đoạn hiện nay, các cấp Hội Nông dân đã tích cực tuyên truyền, vận động, tham gia và tổ chức thực hiện nhiều nội dung đem lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trách nhiệm của tổ chức Hội và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Vận động nông dân chỉnh trang tường rào, cổng ngõ, khu vực chăn nuôi; xây dựng cải tạo, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; hiến đất, mở đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, di dời vật kiến trúc, cây cối hoa màu. Đã vận động hiến  611.701 m2 đất, 146.334 ngày công xây dựng nông thôn mới; duy tu, bảo dưỡng và làm mới 18.860 km đường giao thông nông thôn; tu bổ, nạo vét 6.284km kênh mương nội đồng, sửa chữa 668 cầu cống, đập bổi. Vận động nông dân tham gia xây dựng tuyến phố văn minh, tuyến đường tự quản, chi Hội Nông dân không có người vi phạm pháp luật…nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, góp phần duy trì, nâng cao chất lượng nông thôn mới ở địa phương.

Tập trung đổi mới phương thức sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả gắn với xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp. Hưởng ứng tích cực các cuộc thi vườn, đường, tường, công trình văn hóa đẹp; tổ chức truyền thông về xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phổ biến các cơ chế, chính sách liên quan cho cán bộ, hội viên nông dân. Vận động 414.668 hộ nông dân ký cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; 867.593 lượt hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế, 6.408 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hàng trăm ngàn lượt nông dân tham gia các loại hình bảo hiểm khác. Xây dựng 1.135 mô hình nông dân bảo vệ môi trường.

Tích cực vận động nông dân thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh cảnh quang môi trường nông thôn, đô thị sáng - xanh - sạch đẹp; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi bổ ích, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống tinh thần, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống đoàn kết dân tộc.

Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được Hội các cấp triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên. Hằng năm có trên 60 nghìn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Phong trào ngày càng xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, thu nhập từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm. Đã có nhiều tấm gương nông dân không cam chịu nghèo khó, quyết tâm vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, khai thác lợi thế đất đai, lao động, vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Tổ chức tư vấn, hỗ trợ giúp nông dân phát triển sản xuất; giải quyết các điểm nghẽn, nhất là đất đai, vốn, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn vốn Quỹ HTND đã hỗ trợ cho trên 18 nghìn lượt hộ nông dân vay; doanh số cho vay quay vòng vốn đạt trên 650 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 30.422 lượt lao động nông thôn. Cùng với việc vay vốn, các hộ nông dân được tập huấn, hướng dẫn chuyển giao KHKT và đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo vùng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, nâng mức thu nhập cho hộ tham gia dự án từ 100-200 triệu đồng/hộ/chu kỳ 3 năm.

Hội Nông dân tỉnh trực tiếp mở 499 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho 15.464 lao động. Số lao động học các nghề phi nông nghiệp theo mô hình vừa học lý thuyết, vừa thực hành tại các cơ sở sản xuất, đã có trên 90% có việc làm ổn định sau đào tạo. Nhiều nông dân sau học nghề đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển sản xuất, kinh doanh ngành nghề mới, củng cố các nghề truyền thống, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, làm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chương trình dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp được triển khai mở rộng, đáp ứng nhu cầu của nông dân, hằng năm đã cung ứng trên 5 nghìn tấn phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân, giúp hàng trăm nghìn lượt hộ nông dân thiếu vốn chủ động được nguồn phân bón chất lượng, đầu tư sản xuất đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt, chương trình đã khắc phục được tình trạng nông dân mua phải phân bón giả, kém chất lượng; cùng với cung ứng phân bón.

Hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 5 lần Hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp với trên 500 gian hàng, hơn 2.500 sản phẩm, hàng hóa các loại với doanh số mỗi Hội chợ đạt trên 3 tỷ đồng. Qua đó, khuyến khích nông dân sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm; đầu tư thiết kế mẫu mã, nhãn mác sản phẩm, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh. Hội Nông dân tỉnh ký kết chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh về hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, có 1.625 hộ có sản phẩm được Hội Nông dân các cấp hướng dẫn đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart. Tổ chức diễn đàn “Nông dân Quảng Nam - khởi nghiệp sáng tạo từ sản phẩm địa phương”, tổ chức Toạ đàm Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP…

Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Đã thành lập mới 81 Hợp tác xã và 436 Tổ hợp tác, 705 tổ Hội và 61 chi Hội Nông dân nghề nghiệp; tham gia xây dựng 234 mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, kiến thức chuỗi giá trị nông sản hàng hóa cho thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn….

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  17 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 90 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com