Năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2023 ước đạt trên 22 nghìn ha.
Trong công tác trồng rừng và trồng rừng thay thế: Thực hiện theo các chương trình: Phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, Dự án Bảo vệ và phát triển rừng (kéo dài),…
Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (nguồn vốn ngân sách) đang triển khai trình hồ sơ phê duyệt, dự kiến triển khai trồng vào mùa trồng rừng quý IV/2023. Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với 4.019,45 ha, trong đó khoanh nuôi không trồng bổ sung là 2.935,07 ha và khoanh nuôi có trồng bổ sung là 1.084,38 ha.
Đến nay, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC đến nay là 4.142,81ha. Trong năm 2023, diện tích được cấp chứng chỉ FSC là 2.214,13ha.
Tham mưu giao thực hiện trồng rừng thay thế cho 05 đơn vị với diện tích 75,1345 ha, gồm: UBND huyện Tây Giang 15 ha, UBND huyện Nam Giang 14 ha và BQL Vườn Quốc gia Sông Thanh 10 ha, UBND huyện Đông Giang 18,5 ha và UBND huyện Bắc Trà My 17,634 ha.
Ngoài ra, ngành Lâm nghiệp cũng đã thường xuyên chỉ đạo, theo dõi và định kỳ hằng năm kiểm tra về công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổng số cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh hiện có 135 cơ sở22. Số lượng cây giống sản xuất hàng năm khoảng 54 triệu cây con/năm, với các loài cây trồng chính là cây Keo, Quế, Sao đen, một phần nhỏ là Lim xanh, Giổi và Huỳnh đàn.
Bên cạnh đó, kiểm tra và công nhận 3,29 ha rừng giống Quế chuyển hóa từ rừng trồng; công nhận 8.000 m2 vườn cây đầu dòng. Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; về cây trội: đã công nhận 10 cây Dầu đọt tím tại huyện Đại Lộc; 04 cây Tràm gió tại huyện Thăng Bình; 16 cây Gụ lau tại huyện Đông Giang; Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tạm thời trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng các loài cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (gồm 16 loài cây lâm nghiệp)…