hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các Chương trình MTQG (11/12/2023)
Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp trực tuyến với 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp:Điện Biên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đắk Nông, Bình Thuận, Kiên Giang.

Điểm cầu Quảng Nam.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến ngày 30/11/2023 tình hình giải ngân vốn đầu tư công của 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 50% kế hoạch năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) như sau: Điện Biên khoảng 880 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 50% kế hoạch, Hòa Bình khoảng 631,784 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 55% kế hoạch, Hà Tĩnh khoảng 149,849 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 42% kế hoạch, Quảng Bình khoảng 348,983 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 57% kế hoạch, Quảng Nam khoảng 862,238 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 53% kế hoạch, Bình Định khoảng 269,766 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 57% kế hoạch, Phú Yên khoảng 214,845 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63% kế hoạch, Đắk Nông khoảng 570 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 57% kế hoạch, Bình Thuận khoảng 224,581 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63% kế hoạch, Kiên Giang khoảng 158 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 51% kế hoạch.

Tại cuộc họp, 10 tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân thấp đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình, những vướng mắc, khó khăn, đề xuất giải pháp. Trong đó, công tác xây dựng, ban hành một số quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG phải sửa đổi, bổ sung, cập nhật nhiều do trong thực tiễn thực hiện vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập chưa được quy định đầy đủ. Một số văn bản trả lời kiến nghị trong thực hiện CTMTQG chưa thực sự rõ ràng dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện gặp khó khăn. Một số chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện giảm nghèo bền vững còn thấp, chưa bền vững; một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo tại một số địa phương phần đông có thành viên bị bệnh tật, khuyết tật, thiếu đất để xây dựng chuồng trại, thiếu lao động để tham gia dự án, ... nên không đáp ứng điều kiện để tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ theo quy định như phải đảm bảo về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án, phương án.

Bên cạnh đó, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu được triển khai tại một số địa phương nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện, cán bộ tham mưu tại các đơn vị, địa phương thường làm công tác kiêm nhiệm nên chưa thực sự nắm chắc các nội dung của văn bản hướng dẫn đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Chương trình. Còn một số mục tiêu, nhiệm vụ thuộc Chương trình chưa được triển khai thực hiện, cần rà soát, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn, mặt bằng pháp lý.

Một số nội dung, chỉ tiêu Bộ tiêu chí nông thôn mới khó thực hiện của giai đoạn 2021-2025 như: Chỉ tiêu về tỷ lệ dân số có sổ khám, chữa bệnh điện tử, dân số được quản lý sức khỏe, người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; Chỉ tiêu về nước sạch nông thôn; Các nội dung chương trình chuyên để phục vụ CTMTQG xây dựng nông thôn

Nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện các chương trình. Việc giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương chi tiết theo dự án thành phần, lĩnh vực chi đã làm hạn chế sự chủ động của các địa phương trong phân bổ, sử dụng nguồn lực phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tiễn của địa phương ở từng thời điểm…

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Anh Tuấn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, nhằm thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, tỉnh đã nỗ lực, đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Quảng Nam gặp không ít khó khăn. Trong đó, cơ chế, hướng dẫn của Bộ, ngành chưa rõ, gây lúng túng cho địa phương; thiếu nguồn nhân lực thực hiện ở cấp cơ sở; cơ chế về vật liệu đầu vào gặp nhiều vướng mắc khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cực đoan của thời tiết, nhất là các địa phương miền núi khi vào mùa mưa, dẫn đến tiến độ các công trình, dự án bị chậm trễ so với kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho biết, Quảng Nam sẽ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, từ nay đến cuối năm phấn đấu vốn sự nghiệp giải ngân đạt trên 60%; vốn đầu tư công đạt trên 80%.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Để tỷ lệ giải ngân chung cả nước đạt cao, 10 địa phương kể trên cần quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với nguồn vốn sự nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Cùng với đẩy nhanh tiến độ giải ngân, cần đặc biệt quan tâm chất lượng các chương trình, dự án hỗ trợ; đầu tư tập trung, cụ thể, tránh đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải không phát huy được hiệu quả. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ thực hiện ở cơ sở, thường xuyên hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cách thức triển khai thực hiện tại các địa phương cùng đặc thù nhưng có tỷ lệ giải ngân cao. …

 

TH

Lượt xem:  182 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 191 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 100 130 160 190
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com