Theo các vị cao niên người Ca Dong ở vùng cao Trà My, bắt đầu thu hoạch mùa vụ, người Ca Dong thực hiện nghi thức rước hồn lúa (Moi Pế). Trước khi rước hồn lúa, già làng (chủ làng) gọi thanh niên trong làng đi bắt máng nước, còn nhà nào có máng nước sẵn thì sửa lại ống, dẫn nước về để mọi người cùng rửa tay sạch sẽ và bắt đầu mùa thu hoạch lúa mới.
Rước hồn lúa do phụ nữ Ca Dong, thường là người vợ gia chủ thực hiện. Họ chuẩn bị trước các vật dụng như cỏ đá, đót, sáp ong, đuốc, teo, gùi... để sáng sớm đi rước hồn lúa. Họ ngồi trước bụi lúa trên vạt đất rẫy gia đình trồng và buộc ba cây cỏ đá lại thành bó để cúng. Số cỏ đá còn lại thì cắm lên đầu mình rồi vẫy cỏ đá lên đám lúa và cúng, làm phép.
Sau khi cúng xong, họ tuốt đám lúa vừa cúng mang về nhà, sấy hoặc phơi khô, giã thành gạo, nấu cơm cùng với một số lễ vật khác như cau, trầu, rượu, gà hoặc heo… cúng tại nhà. Cúng xong, những người già trong nhà phải ăn hết miếng cau đã cúng và cả gia đình phải ăn hết số cơm đã nấu nhằm thể hiện tâm nguyện, lòng thành khẩn của gia đình với thần linh.
Ngày hôm sau, các thành viên trong gia đình đều đi tuốt lúa, thu hoạch rộ, mang về phơi, cất trữ ở trong kho để ăn dần đến mùa giáp hạt... Khi kết thúc thu hoạch mùa vụ, gia đình của già làng tổ chức ăn mừng lúa mới trước, sau đó đến các gia đình khác trong làng. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của gia chủ, quy mô lễ ăn mừng lớn hay nhỏ.
Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Ảnh - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nước Oa, Tết mùa của người Ca Dong hay người Co là nét văn hóa đặc sắc, có tính giáo dục con người sinh sống gần gũi, thân thiện, cùng bảo vệ núi rừng.
Hằng năm, nhà trường đều tổ chức lễ hội Tết mùa cho học sinh, tái hiện các nghi thức tâm linh, sinh hoạt tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Qua đó giúp học sinh nắm bắt, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Theo các vị cao niên người Ca Dong ở vùng cao Trà My, bắt đầu thu hoạch mùa vụ, người Ca Dong thực hiện nghi thức rước hồn lúa (Moi Pế). Trước khi rước hồn lúa, già làng (chủ làng) gọi thanh niên trong làng đi bắt máng nước, còn nhà nào có máng nước sẵn thì sửa lại ống, dẫn nước về để mọi người cùng rửa tay sạch sẽ và bắt đầu mùa thu hoạch lúa mới.
Rước hồn lúa do phụ nữ Ca Dong, thường là người vợ gia chủ thực hiện. Họ chuẩn bị trước các vật dụng như cỏ đá, đót, sáp ong, đuốc, teo, gùi... để sáng sớm đi rước hồn lúa. Họ ngồi trước bụi lúa trên vạt đất rẫy gia đình trồng và buộc ba cây cỏ đá lại thành bó để cúng. Số cỏ đá còn lại thì cắm lên đầu mình rồi vẫy cỏ đá lên đám lúa và cúng, làm phép.
Sau khi cúng xong, họ tuốt đám lúa vừa cúng mang về nhà, sấy hoặc phơi khô, giã thành gạo, nấu cơm cùng với một số lễ vật khác như cau, trầu, rượu, gà hoặc heo… cúng tại nhà. Cúng xong, những người già trong nhà phải ăn hết miếng cau đã cúng và cả gia đình phải ăn hết số cơm đã nấu nhằm thể hiện tâm nguyện, lòng thành khẩn của gia đình với thần linh.
Ngày hôm sau, các thành viên trong gia đình đều đi tuốt lúa, thu hoạch rộ, mang về phơi, cất trữ ở trong kho để ăn dần đến mùa giáp hạt... Khi kết thúc thu hoạch mùa vụ, gia đình của già làng tổ chức ăn mừng lúa mới trước, sau đó đến các gia đình khác trong làng. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của gia chủ, quy mô lễ ăn mừng lớn hay nhỏ.
Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Ảnh - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Nước Oa, Tết mùa của người Ca Dong hay người Co là nét văn hóa đặc sắc, có tính giáo dục con người sinh sống gần gũi, thân thiện, cùng bảo vệ núi rừng.
Hằng năm, nhà trường đều tổ chức lễ hội Tết mùa cho học sinh, tái hiện các nghi thức tâm linh, sinh hoạt tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Qua đó giúp học sinh nắm bắt, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.