Ảnh minh họa.
Song song đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các nội dung của Nghị quyết và các văn bản pháp luật có liên quan về phát triển KTTT'. Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết và các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, Luật HTX, cơ chế hỗ trợ, phát triển HTX, tổ hợp tác (THT) được triển khai thông qua nhiều hình thức, như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phát hành tài liệu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hợp tác xã (HTX), tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông…; đồng thời, tư vấn, hướng dẫn tổ chức lại, chuyển đổi và thành lập mới HTX theo quy định của Luật HTX năm 2012.
Nhờ có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, như: Hỗ trợ thành lập mới, chính sách vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, chương trình OCOP... nên tổng số THT trên địa bàn tỉnh ước tính đến 31/12/2021 là 2.645 tăng 645 THT so với thời điểm 31/12/2001. Các THT hoạt động trên cơ sở tự nguyện, công bằng, đã thu hút được sự chú ý của nhiều hộ nông dân, mô hình này rất phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn với từng cây trồng vật nuôi, từng ngành nghề và sản phẩm, là giải pháp tạo sinh kế cho người nông dân. Các THT ở khu vực đồng bằng chú trọng đến việc hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập cho các thành viên. Đa số THT ở các huyện miền núi góp sức thực hiện công tác sản xuất và hoạt động mang tính thời vụ.
Hoạt động của các THT cơ bản đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tương trợ nhau về vốn, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng các nguồn lực đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động hiện có tại địa phương và tiếp cận sự hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước..., góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đóng góp thiết thực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa và giảm nghèo bền vững tại địa phương. Các THT thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, được đăng ký chứng thực, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và dần đi vào hoạt động ổn định. Một số THT nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho thành viên và người lao động. Nhiều THT hoạt động tương đối tốt, quản lý chặt chẽ từ khâu góp vốn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thành HTX và hoạt động có hiệu quả.
Đối với mô hình Hợp tác xã, ước tính giai đoạn 2021 - 2021, tỉnh Quảng Nam có 539 HTX, tăng 369 HTX (năm 2001, toàn tỉnh có 170 HTX). Số thành viên HTX là 231.042 người, tăng 143.075 người; số lao động làm việc thường xuyên tại HTX là 2.821 người, tăng 2.153 người. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX dự kiến đến ngày 31/12/2021 tổng số vốn hoạt động của HTX là 565,32 tỷ đồng tăng 315,31 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản HTX là 1.842 tỷ đồng, tăng 1.421 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2001. Doanh thu bình quân của 01 HTX là 2,8 tỷ đồng, tăng 2,53 tỷ đồng, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 42 triệu đồng, tăng 39 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2001 (Chi tiết ở Phụ lục II). Trong giai đoạn 2018 - 2020, đã có 69 HTX tham gia Chương trình OCOP với 76 sản phẩm, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là phát triển kinh tế vùng nông thôn và khôi phục các sản phẩm, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Các HTX tham gia chương trình đã không ngừng vận động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã đẹp, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng mang thương hiệu của HTX và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Có thể nói, đây là cơ hội để các HTX tiếp cận những kỹ năng quản lý, điều hành mới, ứng dụng công nghệ mới trong tổ chức sản xuất và phát triển kinh doanh. Sự chuyển biến trong hoạt động hợp tác được thể hiện rất rõ rệt, các HTX ngày càng năng động hơn với cơ chế thị trường, tự chủ trong tổ chức hoạt động và có những đóng góp ngày càng thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình OCOP và Chương trình phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả theo Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều HTX đã xây dựng đề án, có giải pháp cụ thể và triển khai thành công, thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Thông qua các hoạt động của mình, các HTX đã khẳng định được vai trò quan trọng không chỉ đối với sản xuất, kinh doanh mà còn trở thành nhân tố không thể thay thế, góp phần phục hồi các sản phẩm truyền thống, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở. Các HTX vừa là công cụ hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, vừa góp phần tạo điều kiện phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác
Năng lực của HTX từng bước được nâng lên, nguồn vốn hoạt động của HTX ngày càng tăng, ngoài vốn điều lệ, các HTX còn tích cực huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau nhằm tăng cường khả năng tài chính của mình để tổ chức sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của HTX từng bước được củng cố và lớn mạnh. Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, các HTX đã cử cán bộ, con em thành viên có nhu cầu về làm việc tại HTX đi học các lớp cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi thu hút cán bộ có trình độ đại học về làm việc tại HTX và đào tạo cán bộ cho HTX. Nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực của HTX không ngừng được tăng lên và từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong xu thế mới.
Các HTX đã tập trung đáp ứng các dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên, hướng dẫn thành viên sản xuất theo quy hoạch, chỉ đạo sản xuất đúng lịch thời vụ hằng năm. Các HTX đã tiếp tục đổi mới phương thức điều hành, quản lý, tinh gọn bộ máy, đổi mới trong hạch toán và phân phối lãi theo các quy định hiện hành của Nhà nước; xử lý hiệu quả những tồn đọng về nguồn vốn, tài sản và cổ phần thành viên; đầu tư công trình hạ tầng phục vụ sản xuất. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể, các HTX thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô, cấp độ khác nhau. Về cơ bản, các HTX đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên và hộ gia đình, từng bước khắc phục một số mặt hạn chế kinh tế hộ về vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh (trong đó có sản xuất và kinh doanh nhiều loại giống lúa), thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho thành viên và hộ gia đình; góp phần xây dựng xã nông thôn mới, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Nhiều HTX đã chú trọng đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, mở thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ thiết thực cho lợi ích kinh tế thành viên và lợi ích cộng đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã tác động tích cực trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các địa phương; góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực, tham gia tạo ra các sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều đơn vị đã mạnh dạn đổi mới bộ máy tổ chức, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực đổi mới sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài tinh để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới. Các HTX mới thành lập đã thể hiện sự năng động của mình trong xu thế mới, đa dạng trong tổ chức sản xuất và phân phối trên thị trường; đồng thời, thu hút những người trẻ tham gia vào HTX.