Giảm phát thải khí nhà kính
Phát biểu tại đối thoại chính sách cấp cao “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp” được Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây, bà Carolyn Turk - Giám đốc WB tại Việt Nam nói, Việt Nam cần lưu ý khi nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, bởi lượng phát thải khí nhà kính chiếm 18% tổng lượng.
Lượng phát thải dự kiến sẽ lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm khí thải metan 30% tính đến năm 2030, nên cần hành động mạnh mẽ.
“Chúng tôi ước tính, nếu không có giải pháp thiết thực, ngành nông nghiệp Việt Nam thiệt hại 3 - 5 tỷ USD mỗi năm, có thể lên tới 10 tỷ USD nếu biến đổi khí hậu diễn ra cực đoan” - bà Carolyn Turk nói.
Ông Martien Van Nieuwkoop - Giám đốc Nông nghiệp và lương thực toàn cầu của WB cho rằng, các quốc gia đã có cam kết về mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam cần giảm phát thải khí nhà kính và giảm lượng khí carbon trong nông nghiệp. Từ đó, xây dựng thị trường nông nghiệp hàng hóa đảm bảo khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.
Việt Nam cần thay đổi chi tiêu công trong nông nghiệp, đánh giá lại về đầu tư công cho nông nghiệp. Các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn dọc theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì thế, cần thực hiện các quy trình và giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo sản xuất và cung ứng nông nghiệp hàng hóa cho người tiêu dùng.
Tại Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng, ngành nông nghiệp cũng đã và đang đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Những biểu hiện dễ thấy là nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, bão lũ thất thường.
Nông nghiệp Quảng Nam còn đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, ngành nông nghiệp cần phát triển theo định hướng lâu dài, bền vững, rất cần chuyển đổi sang nông nghiệp xanh.
“Ngành nông nghiệp cả nước, các địa phương cần phải hành động ngay trong việc thay đổi mô hình phát triển. Chúng ta có thể trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói.
Thay đổi tư duy
Nông nghiệp xanh, sản xuất hữu cơ, canh tác nông nghiệp theo quy trình VietGAP là những tín hiệu đáng mừng của Quảng Nam để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Tuy vậy, thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết.
Bà Hồng Thị Hải - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Sen (xã Tam An, Phú Ninh) cho biết, canh tác rau quả theo hướng hữu cơ khó nhưng sạch, chất lượng đảm bảo, được người dùng tin tưởng. Nông dân cần nhất là được tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước để tăng quy mô sản xuất, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhất là đa dạng, phong phú về chủng loại rau quả.
TS. Cao Đức Phát - nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, đa số hộ sản xuất vẫn còn quá nhỏ để tự tham gia thị trường cạnh tranh quốc tế. Họ cần liên kết lại, cần có nhiều hơn doanh nghiệp lớn dẫn dắt họ tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa trong nước và quốc tế.
Thông qua các mối liên kết, nông dân sẽ có đóng góp lớn vào chuyển đổi nông nghiệp xanh, sạch, tạo giá trị cao hơn, năng suất cao hơn và phát thải thấp hơn. Để hỗ trợ nông nghiệp chuyển mình ở quy mô lớn, cần có giải pháp để tập hợp nhiều tỉnh cùng nhau và có những dự án hỗ trợ đầu tư cho nhiều tỉnh cùng một lúc với sự chỉ đạo mạnh mẽ ở cấp quốc gia.
Đồng quan điểm này, bà Carolyn Turk khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp nguồn lực đầu tư cho các dự án có thể mang lại sự chuyển đổi ở quy mô lớn, không chỉ dừng lại mức độ thí điểm. WB sẽ cùng Bộ NN&PTNT nghiên cứu các công cụ mà WB có thể sử dụng để tài trợ cho những thay đổi ở cấp độ tổng thể”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến việc thay đổi tư duy để chuyển sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Vấn đề của ngành nông nghiệp không phải là lựa chọn mà là hành động.
“Phải có những “hộ chiếu” nông nghiệp xanh, sạch để chúng ta mở cửa, bước vào thế giới hội nhập, cùng quốc tế tạo chuỗi nông nghiệp sạch. Xanh hóa nền nông nghiệp không phải gánh nặng mà là cơ hội, cần xác định tâm thế này để thay đổi. Đây cũng là trách nhiệm với hàng chục triệu hộ nông dân trên cả nước” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói.
Giảm phát thải khí nhà kính
Phát biểu tại đối thoại chính sách cấp cao “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp” được Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây, bà Carolyn Turk - Giám đốc WB tại Việt Nam nói, Việt Nam cần lưu ý khi nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu, bởi lượng phát thải khí nhà kính chiếm 18% tổng lượng.
Lượng phát thải dự kiến sẽ lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm khí thải metan 30% tính đến năm 2030, nên cần hành động mạnh mẽ.
“Chúng tôi ước tính, nếu không có giải pháp thiết thực, ngành nông nghiệp Việt Nam thiệt hại 3 - 5 tỷ USD mỗi năm, có thể lên tới 10 tỷ USD nếu biến đổi khí hậu diễn ra cực đoan” - bà Carolyn Turk nói.
Ông Martien Van Nieuwkoop - Giám đốc Nông nghiệp và lương thực toàn cầu của WB cho rằng, các quốc gia đã có cam kết về mở rộng thị trường xuất khẩu và giảm phát thải khí nhà kính. Việt Nam cần giảm phát thải khí nhà kính và giảm lượng khí carbon trong nông nghiệp. Từ đó, xây dựng thị trường nông nghiệp hàng hóa đảm bảo khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.
Việt Nam cần thay đổi chi tiêu công trong nông nghiệp, đánh giá lại về đầu tư công cho nông nghiệp. Các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn dọc theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Vì thế, cần thực hiện các quy trình và giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo sản xuất và cung ứng nông nghiệp hàng hóa cho người tiêu dùng.
Tại Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng, ngành nông nghiệp cũng đã và đang đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Những biểu hiện dễ thấy là nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, bão lũ thất thường.
Nông nghiệp Quảng Nam còn đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, ngành nông nghiệp cần phát triển theo định hướng lâu dài, bền vững, rất cần chuyển đổi sang nông nghiệp xanh.
“Ngành nông nghiệp cả nước, các địa phương cần phải hành động ngay trong việc thay đổi mô hình phát triển. Chúng ta có thể trở thành cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon thay vì chỉ là cường quốc về sản lượng lương thực” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói.
Thay đổi tư duy
Nông nghiệp xanh, sản xuất hữu cơ, canh tác nông nghiệp theo quy trình VietGAP là những tín hiệu đáng mừng của Quảng Nam để chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Tuy vậy, thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết.
Bà Hồng Thị Hải - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Sen (xã Tam An, Phú Ninh) cho biết, canh tác rau quả theo hướng hữu cơ khó nhưng sạch, chất lượng đảm bảo, được người dùng tin tưởng. Nông dân cần nhất là được tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước để tăng quy mô sản xuất, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhất là đa dạng, phong phú về chủng loại rau quả.
TS. Cao Đức Phát - nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, đa số hộ sản xuất vẫn còn quá nhỏ để tự tham gia thị trường cạnh tranh quốc tế. Họ cần liên kết lại, cần có nhiều hơn doanh nghiệp lớn dẫn dắt họ tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa trong nước và quốc tế.
Thông qua các mối liên kết, nông dân sẽ có đóng góp lớn vào chuyển đổi nông nghiệp xanh, sạch, tạo giá trị cao hơn, năng suất cao hơn và phát thải thấp hơn. Để hỗ trợ nông nghiệp chuyển mình ở quy mô lớn, cần có giải pháp để tập hợp nhiều tỉnh cùng nhau và có những dự án hỗ trợ đầu tư cho nhiều tỉnh cùng một lúc với sự chỉ đạo mạnh mẽ ở cấp quốc gia.
Đồng quan điểm này, bà Carolyn Turk khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp nguồn lực đầu tư cho các dự án có thể mang lại sự chuyển đổi ở quy mô lớn, không chỉ dừng lại mức độ thí điểm. WB sẽ cùng Bộ NN&PTNT nghiên cứu các công cụ mà WB có thể sử dụng để tài trợ cho những thay đổi ở cấp độ tổng thể”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến việc thay đổi tư duy để chuyển sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Vấn đề của ngành nông nghiệp không phải là lựa chọn mà là hành động.
“Phải có những “hộ chiếu” nông nghiệp xanh, sạch để chúng ta mở cửa, bước vào thế giới hội nhập, cùng quốc tế tạo chuỗi nông nghiệp sạch. Xanh hóa nền nông nghiệp không phải gánh nặng mà là cơ hội, cần xác định tâm thế này để thay đổi. Đây cũng là trách nhiệm với hàng chục triệu hộ nông dân trên cả nước” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói.