hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đổi mới tư duy, xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp (01/12/2021)
Sáng 30/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức đối thoại trực tuyến chính sách cấp cao "Chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp". Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bà Carolyn Turk- Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại. Về phía điểm cầu Quảng Nam có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Ảnh minh họa.

Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi các sự kiện đối thoại chính sách cấp cao, cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm cho bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để làm cơ sở cho việc định hướng tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thời gian tới.

Phát biểu tại buổi Đối thoại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ xây dựng nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, được thiết kế xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh” hoàn toàn phù hợp với các định hướng chiến lược của quốc gia trong thời gian tới. Theo đó, ngành nông nghiệp cần những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi nông nghiệp xanh và bền vững. Phải hành động ngay trong việc thay đổi mô hình phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, cạnh tranh và khả năng phục hồi khi đối mặt với nhiều thách thức ảnh hưởng đến nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng tin tưởng rằng, với tư duy sáng tạo, lợi thế địa kinh tế chiến lược, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm chế biến nông lâm thủy sản cho khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng ngành nông nghiệp cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đã tập trung thảo luận một số nội dung như: nông nghiệp Việt Nam - những thách thức và cơ hội; kinh nghiệm của toàn cầu về chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp; thách thức đối với chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam sang phát thải thấp trong bối cảnh quốc tế; vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy nông nghiệp xanh - bài học chính cho Việt Nam; hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với nông nghiệp Việt Nam…

Kiến nghị tại diễn đàn, ông Hồ Quang Bửu-, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn Bộ NN-PTNT cùng các cơ quan Trung ương hỗ trợ vốn trong đề án phát triển rừng và đa dạng sinh học. Bày tỏ đồng tình với tầm nhìn về Nông nghiệp xanh, tỉnh Quảng Nam mong các cơ quan chức năng lưu ý đến đa dạng sinh học rừng nhưng vẫn đảm bảo sinh kế người dân. Tỉnh cũng đề xuất thí điểm chuyển đổi số, đề án phát triển rừng và đa dạng sinh học.

Các chuyện gia nhận định, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường trong quá trình chuyển đổi, dịch chuyển từ định hướng sản xuất sơ cấp sang định hướng thị trường và có sự phối hợp với các ngành khác. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đang đối mặt với những thách thức và cơ hội lớn khi các mục tiêu về kỳ vọng của xã hội vẫn đang thay đổi. Các chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam cần một chiến lược và kế hoạch hành động chuyên sâu dựa trên 4 trụ cột chính: chính sách khuyến khích, đổi mới sáng tạo, thể chế và chính sách hỗ trợ. Đồng thời cần xem xét các giải pháp ở nhiều cấp độ, từ cấp độ trang trại đến cấp độ quốc gia.

Bà Carolyn Turk- Trưởng đại diện WB tại Việt Nam cho biết: Phía WB kỳ vọng về quan hệ đối tác mạnh mẽ với khu vực tư nhân, quan hệ đối tác chặt chẽ đển nâng cao kỹ năng, thúc đẩy đầu tư mà khu vực tư nhân có thể đóng góp vào chuyển đổi nông nghiệp có giá trị cao hơn, năng suất cao hơn và phát thải thấp hơn. “Chúng ta cần có sự đầu tư vào hạ tầng, nghiên cứu phát triển, đổi mới tạo, áp dụng công nghệ và phân phối”- Bà Carolyn Turk nhấn mạnh.

WB cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ nông nghiệp chuyển mình ở quy mô lớn. Như vậy, cần có giải pháp để tập hợp nhiều tỉnh cùng nhau và có những dự án hỗ trợ đầu tư cho nhiều tỉnh cùng một lúc với sự dẫn dắt chỉ đạo mạnh mẽ ở cấp quốc gia. Bà Carolyn Turk khẳng định: Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cấp các nguồn lực đầu tư cho các dự án có thể mang lại sự chuyển đổi ở quy mô lớn, không chỉ dừng lại mức độ thí điểm. WB sẽ cùng Bộ NN-PTNT nghiên cứu các công cụ mà WB có thể sử dụng để tài trợ cho những thay đổi ở cấp độ tổng thể.

Dù chưa có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực này, song bà Carolyn Turk tin tưởng rằng đổi mới sáng tạo, công nghệ sẽ là yếu tố thúc đẩy ngành kinh tế Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Steven Jaffee- Chuyên gia cao cấp WB cũng cho rằng Việt Nam cần có nền tảng kỹ thuật và công nghệ để thúc đẩy sự tham gia của người nông dân vào công cuộc phát triển nông nghiệp bền vững. Để giải quyết được vấn đề đó, Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu…; cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam cần đảm bảo sự hấp dẫn trong đầu tư. Đồng thời Việt Nam cần xây dựng nhiều hơn những mô hình bền vững, chuyển đổi xanh để người nông dân thấy được những lợi ích. Ngoài ra, tham khảo những kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia, khu vực khác.

TH

Lượt xem:  390 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 163 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 130 160
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com