hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 (10/03/2021)
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 1108/KH-UBND ngày 05/3/2021 về triển khai thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 31/12/2020 của Tỉnh ủy Quảng Nam về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

Ảnh minh họa.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là xác định và triển khai chương trình, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ trong việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. Thực hiện mục tiêu bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người; đồng thời thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, sản xuất an toàn; Từng bước ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất; phát huy lợi thế của từng vùng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp OCOP của địa phương trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất nông nghiệp, giữ ổn định diện tích đất trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Bảo đảm an ninh lương thực phải gắn với đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, toàn diện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Cụ thể:

Trồng trọt: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; giữ ổn định và sử dụng hiệu quả diện tích đất gieo trồng lúa nước 75.000 ha/ năm đến năm 2025 và 72.000 ha/ năm đến năm 2030, đảm bảo đủ sản lượng lương thực phục vụ cho người dân trong tỉnh. Giá trị sản phẩm/1 ha canh tác cây hằng năm đạt 120 triệu đồng/ha vào năm 2025, 160 triệu đồng/ha vào năm 2030.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, sản xuất an toàn. Đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương đạt 10% và sản xuất dưới hình thức liên kết đạt trên 20%. Đến năm 2030, nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm các loại cây trồng (hoặc diện tích gieo trồng) được sản xuất dưới hình thức liên kết đạt trên 50%; Tỷ lệ giá trị sản phẩm (hoặc diện tích gieo trồng) GAP hoặc tương đương đạt trên 30% (diện tích trên 30.000 ha, bao gồm cả cây dược liệu). Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp OCOP của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm an toàn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Chăn nuôi: Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đạt trên 35% (năm 2025), trên 40% năm 2030. Nâng số lượng các cơ sở chăn nuôi được công nhận phù hợp với quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam hoặc quốc tế tương đương. Đến năm 2025 có 10 cơ sở, đến năm 2030 có 30 cơ sở. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.

Tận dụng lợi thế từng vùng để định hướng phát triển theo từng loại vật nuôi; chuyển đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước trong công tác quản lý giết mổ động vật; kiểm soát và khống chế tốt các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thủy sản: phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành Thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 5.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30 - 32% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Trong đó: Khai thác thủy sản đạt 3.000 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản đạt 2.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng Thủy sản đạt 120.000 - 125.000 tấn; trong đó khai thác Thủy sản chiếm 75%, nuôi trồng Thủy sản chiếm 25%. Đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt 5.700 tỷ đồng, chiếm từ 32 - 33% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 125.000 - 130.000 tấn, trong đó: khai thác Thủy sản chiếm 78%, nuôi trồng Thủy sản chiếm 22%.

Về khai thác thủy sản: Xây dựng các cảng cá loại I tại Tam Quang, huyện Núi Thành với số lượt tàu 150 lượt/ ngày, tàu ≥ 15 mét, lượng sản phẩm qua Cảng 16.000 tấn/ năm; Cảng cá loại II tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên với số lượt tàu 100 lượt/ ngày, tàu ≥ 15 mét, lượng sản phẩm qua Cảng 10.000 tấn/ năm; nâng cấp các cảnh cá, bến cá tại Thanh Hà, TP. Hội An trở thành cảng cá loại II với 120 lượt tàu/ ngày, cở tàu lớn nhất là 500 CV, lượng sản phẩm qua cảng là 15.000 tấn/ năm; Mở rộng các Khu neo đậu tàu thuyền kết hợp xây dựng cảng cá; phát triển đội tàu khai thác vùng khơi đủ mạnh, ứng dụng KHCN để khai thác có hiệu quả.

Về nuôi trồng Thủy sản: Đa dạng hóa các đối tượng nuôi và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích nuôi phù hợp. Đối với nuôi Thủy sản nước mặn, lợ hình thành vùng nuôi tôm tập trung, công nghệ cao, thâm canh với quy mô > 20 ha/vùng tại vùng Đông; Đầu tư chỉnh trang hạ tầng các vùng nuôi tôm vùng triều, chuyển từ nuôi ao đất sang ao lót bạt đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và ATVSTP, khoảng 600 ha; Phát triển cá lồng bè tại các vùng phù hợp với quy mô khoảng 2.000 lồng (mỗi lồng trung bình từ 60 m3 trở lên). Đối với nuôi thủy sản nước ngọt, tập trung nuôi rải vụ đối với nuôi cá lồng tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; tập trung nuôi các đối tượng có giá trị cao, hướng đến xây dựng thương hiệu và sản phẩm vùng miền như cá thát lát và các sản phẩm từ cá thát lát, cá lăng,… Hiện đại các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ tại hạ tầng khu sản xuất và kiểm định giống Thủy sản tập trung tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, đảm bảo sản xuất khoảng 5 tỷ con giống có chất lượng tốt/ năm; trong đó cung ứng cho người nuôi trong tỉnh khoảng 3 - 4 tỷ con giống/ năm và các đối tượng thủy sản nuôi mặn, lợ khác; Nâng cao hiệu quả kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh.

Lâm nghiệp: Phát triển rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng (2021 - 2025): Trồng rừng tập trung: 104.000 ha, bình quân 20.800 ha/năm; Trồng cây phân tán: 40 triệu cây, bình quân 8,0 triệu cây/năm; Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: 25.450 ha, bình quân 5.090 ha/ năm, các doanh nghiệp liên kết với nông dân, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kinh phí, cam kết hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng nếu đủ điều kiện và thu mua gỗ theo giá thị trường; Ngoài ra tiếp tục phát triển lâm sản ngoài gỗ (cây dược liệu) và trồng xen canh với loài cây trồng khác…

Nâng cao năng suất rừng trồng theo hướng kinh doanh gỗ lớn để đạt mức sản lượng bình quân 150 m3/ha/chu kỳ 10 năm. Phấn đấu sản lượng gỗ rừng trồng bình quân đạt trên 1,5 triệu tấn/năm. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu tạo nguyên liệu đến khai thác, chế biến và tiêu thụ. Phát triển hệ thống cung ứng các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

Tăng cường công tác quản lý lâm nghiệp, đặc biệt là công tác phối hợp trong giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng đối với người dan, doanh nghiệp, tổ chức. Thực hiện hội nhập Quốc tế, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 20% diện tích (30.000 ha) rừng trồng sản xuất được cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của quản trị rừng quốc tế.

TD

Lượt xem:  417 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 33 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 30
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com