hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Bảo tồn, phát huy văn hóa Cơ Tu (27/08/2020)
Huyện Đông Giang có 11 xã, thị trấn với 40 thôn; dân số toàn huyện hơn 27.100 người, gồm 16 thành phần dân tộc anh em, trong đó người Cơ Tu chiếm 76,43%. “Xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá, động lực để phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện đã có nhiều biện pháp khơi dậy, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Nổi bật trong đó là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu gắn phát triển du lịch” - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, bà ATing Tươi chia sẻ.
 

Nghệ thuật truyền thống Cơ Tu được huyện đưa vào biểu diễn tại các lễ hội. Ảnh: C.T

Nghệ thuật truyền thống Cơ Tu được huyện đưa vào biểu diễn tại các lễ hội. Ảnh: C.T

Theo đó, địa phương sưu tầm một số hiện vật có giá trị trong đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu như: mô hình làng cổ, gươl, hòm đôi, cột nêu, bộ khiên giáo, các loại nhạc cụ (đàn bầu, đàn 2 dây, sáo, kèn lá, đàn thổi, đàn tay); trống, chiêng; gùi nữ; gùi nam; nỏ, tên; mâm mây; giỏ tuốt lúa; khung dệt vải, trang phục, trang sức nam nữ. Sưu tầm, ghi âm các bài tế, cúng của người Cơ Tu và được nghiệm thu đề nghị công nhận đề tài khoa học cấp huyện năm 2017. Huyện cũng đã tích cực vận động nhân dân xây mới 6 nhà làng truyền thống (gươl) và sửa chữa 16 gươl với kinh phí 842 triệu đồng (huyện hỗ trợ 492 triệu đồng).

Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Đông Giang - ông Nguyễn Văn Lê cho biết, trên địa bàn hiện có 5 di tích lịch sử cấp tỉnh. Việc sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa của người Cơ Tu được chú trọng, điển hình là nghệ thuật biểu diễn truyền thống múa tâng tung da dá, nói lý, hát lý, nghề dệt thổ cẩm được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Huyện Đông Giang hiện có 56 gươl truyền thống, 48 đội trống chiêng, 3 câu lạc bộ nói lý, hát lý. Việc duy trì, phục dựng các lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ đoàn kết; các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, chế tác các loại nhạc cụ được chú trọng. Văn hóa ẩm thực truyền thống đưa vào trong các dịp lễ hội, tiếp khách bước đầu khai thác phục vụ du lịch, trở thành món ăn đặc sản địa phương đối với du khách.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đông Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra mục tiêu đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát triển văn hóa Cơ Tu đến năm 2025 và những năm tiếp theo, gắn với phát triển du lịch. Để hiện thực hóa nghị quyết, huyện đề ra nhiều giải pháp để phát triển nghệ thuật dân gian, nghệ thuật biểu diễn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng và phục vụ du lịch. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trùng tu, tôn tạo di tích Làng Đào, Di tích lịch sử căn cứ Khu ủy 5; khoanh vùng, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các di tích; xây dựng “Công viên văn hóa Cơ Tu” tại thị trấn P’rao. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch…

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  515 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 137 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com