hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Năm 2020, thực hiện chuyển đổi hơn 800 ha cây trồng lúa sang loại cây khác (20/05/2020)
Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2020 vừa được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1308 /QĐ-UBND.

Theo đó, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang các loại cây khác năm 2020 trên địa bàn tỉnh 810 ha, trong đó: Chuyển trồng cây hằng năm 686 ha, 2 chuyển trồng cây lâu năm 120 ha, chuyển trồng sen kết hợp nuôi trồng thủy sản 4 ha. 

UBND tỉnh yêu cầu việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng cây trồng được lựa chọn để chuyển đổi phải theo hướng tập trung tạo thành vùng sản xuất gắn với thị trường, hình thành mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp và hợp tác xã; đồng thời việc lựa chọn đối tượng để chuyển đổi phải phù hợp với thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết.

Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh giao các ngành, ban liên quan và các địa phương đẩy mạnh một số giải pháp trọng tậm như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào từng loại cây trồng sao cho hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; tổ chức liên kết trong sản xuất, khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư hỗ trợ nông dân hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, sơ chế, chế biến, gia công sản phẩm,... để nâng cao chất lượng nông sản; tăng tỷ trọng hàng hóa nông sản chế biến bằng công nghệ mới nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.

Áp dụng các cơ chế, chính sách hiện có của Trung ương, địa phương để hỗ trợ cho hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, cá nhân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa như hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ liên kết sản xuất, xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm,…

Lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ… để hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, cá nhân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Thúy Hằng

Lượt xem:  450 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 130 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com