hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hợp tác xã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (07/05/2020)
Trong những năm qua, mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

HTX, THT trên địa bàn tỉnh từng bước xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Tính đến 31/12/2019, toàn tỉnh hiện có 355 HTX đang hoạt động, trong đó, có 281 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; CN-TTCN: 16 HTX; Giao thông vận tải: 13 HTX; Quỹ tín dụng: 03HTX; Thương mại – Dịch vụ: 16 HTX; các loại hình khác 26 HTX.

Tiêu biểu trên lĩnh vực nông nghiệp, với 281 HTX, chiếm tỷ lệ 79,1%, các HTX đã tập trung đáp ứng các dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp cho kinh tế hộ thành viên, hướng dẫn thành viên sản xuất theo kế hoạch, theo lịch thời vụ hằng năm. Về cơ bản, các HTX đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên và hộ gia đình, từng bước khắc phục một số mặt hạn chế của kinh tế hộ về vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho thành viên và hộ gia đình; góp phần xây dựng xã nông thôn mới, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... Nhiều HTX ở lĩnh vực này đã đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, mở thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ thiết thực cho lợi ích kinh tế thành viên và lợi ích cộng đồng. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp Ái Nghĩa, HTX Đại Hiệp, HTX Đại Quang, huyện Đại Lộc; HTX Điện Phước 1, HTX Điện Ngọc 1, thị xã Điện Bàn; HTX Duy Hòa 2, huyện Duy Xuyên; HTX Bình Đào, huyện Thăng Bình; HTX Thực phẩm sạch Phú Ninh, huyện Phú Ninh; HTX An Phú, huyện Núi Thành, HTX Rau sạch Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ, HTX Nấm Nhì Tây, huyện Hiệp Đức...

Bên cạnh đó, các HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN vẫn duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX có tác động tích cực trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các địa phương; góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực; tham gia tạo ra các sản phẩm mới cho thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho thành viên và phát triển kinh tế, xã hội. Tiêu biểu như: Hợp tác xã Mây tre lá Âu Cơ huyện Núi Thành, HTX Tiểu thủ công nghiệp Đại Hiệp, HTX sản xuất Gạch không nung Hiệp Hưng, huyện Đại Lộc...

Có thể nói, với sự phát triển tích cực như hiện nay của mô hình HTX, đã có góp phần trong xây dựng nông thôn mới thành công ở nhiều địa phương. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có HTX đạt tiêu chí thứ 13, HTX hoạt động hiệu quả. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các hợp tác xã có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Một số ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

Cùng với đó, HTX, THT cũng đã nhanh chóng nắm bắt, nhập cuộc tham gia phát triển sản phẩm OCOP theo định hướng của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 40 HTX và 07 THT tham gia chương trình OCOP. Các HTX, THT tham gia chương trình đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là phát triển kinh tế vùng nông thôn và khôi phục các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh. Các HTX tham gia chương trình này đã năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng mang thương hiệu của HTX và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Có thể nói, đây là cơ hội để các HTX không chỉ khôi phục, phát triển các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm mới mà còn mở ra cơ hội cho các HTX tiếp cận những kỹ năng quản lý, điều hành mới, ứng dụng công nghệ mới trong tổ chức sản xuất và phát triển kinh doanh.

Cũng trong năm 2019 Liên minh HTX tỉnh đã lựa chọn 19 HTX có sản phẩm tiềm năng để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản trị HTX kiểu mới, kỹ năng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và phối hợp với Tổ công tác Liên minh HTX Việt Nam khảo sát và lựa chọn HTX nông nghiệp Duy Hòa 2, huyện Duy Xuyên xây dựng chuỗi giá trị sản xuất lúa giống. Phối hợp với UBND cấp huyện trong tỉnh đã chọn 19 HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm để xây dựng mô hình và nhân ra diện rộng trên địa bàn các huyện, góp phần tham gia chương trình OCOP của tỉnh.

Trần Hiền

Lượt xem:  647 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 130 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com