Kế hoạch đề ra một số mục tiêu cụ thể sau: Đẩy mạnh hỗ trợ cho cơ sở tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP) trong chế biến nông, thủy sản; Phấn đấu 100% các vùng sản xuất rau, dưa hấu tập trung trên địa bàn tỉnh được giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và được kiểm tra mẫu đất, nước theo quy định; 100% cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện được tập huấn nghiệp vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% người lao động và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh được tập huấn và cập nhật các văn bản liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định để xếp loại và đánh giá định kỳ theo quy định; 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được UBND cấp xã tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm ; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được xử lý theo đúng quy định của pháp luật và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau: Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm; Tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhập khẩu; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực...