hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Bảng giá đất 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh: Đồng loạt tăng (04/12/2019)
Tuy thời gian gần đây giá trị đất giao dịch trên thị trường có xu hướng giảm, nhưng khi xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, dựa vào điều tra, khảo sát của các địa phương và đơn vị tư vấn, ngành chức năng đề xuất phần lớn các loại đất đều tăng giá.
Đất nông nghiệp vốn được cho là bình ổn giá vẫn được nhiều địa phương đề xuất tăng trong thời kỳ 2020 - 2024.Ảnh: T.H
Đất nông nghiệp vốn được cho là bình ổn giá vẫn được nhiều địa phương đề xuất tăng trong thời kỳ 2020 - 2024.Ảnh: T.H

Giá đất nông nghiệp tăng

Căn cứ nào để xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024? Về việc này, Sở Tài nguyên – môi trường khẳng định, bảng giá đất thời kỳ này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp điều tra theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt ngày 15.5.2019. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thời điểm cuối năm 2018 và đầu năm 2019 có chuyện “sốt ảo” nên các địa phương trong tỉnh sử dụng kết quả điều tra 6 tháng cuối năm 2017 đến 6 tháng cuối năm 2018 để xây dựng bảng giá đất 2020 – 2024.

Một loại đất được cho là “bình ổn giá” lâu dài nhất là đất nông nghiệp, nhưng TP.Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc và Phú Ninh vẫn đề xuất điều chỉnh tăng so với thời kỳ trước. Đơn cử, Hội An đơn giá cao nhất là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản, đề xuất tăng 100 nghìn đồng/m2. Đất nông nghiệp của địa phương này tăng dao động từ 13 - 19%. Riêng xã đảo Tân Hiệp (Hội An) tăng từ 15 - 50%. Thị xã Điện Bàn đơn giá đất nông nghiệp cao nhất là 60 nghìn đồng/m2; Đại Lộc đơn giá cao nhất 42 nghìn đồng/m2; Phú Ninh 48 nghìn đồng/m2.

Giá đất ở luôn được các địa phương đề xuất tăng. TRONG ẢNH: Dự án khai thác đất nền ở phường Điện Ngọc (Điện Bàn).      Ảnh: TRẦN HỮU
Giá đất ở luôn được các địa phương đề xuất tăng. TRONG ẢNH: Dự án khai thác đất nền ở phường Điện Ngọc (Điện Bàn). Ảnh: TRẦN HỮU

Còn hầu hết đất ở được điều chỉnh theo hướng tăng ở các địa phương. Đáng chú ý, đất ở đô thị Hội An tăng bình quân 25%, đơn giá cao nhất là 46,8 triệu đồng/m2, thấp nhất 1,3 triệu đồng/m2. Đơn giá đất ở nông thôn cao nhất của địa phương này là 16,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ở TP.Tam Kỳ, giá đất ở cả khu vực nông thôn và đô thị đề xuất tăng bình quân ít nhất 50% so với giai đoạn 2015 - 2019. Đơn giá cao nhất ở khu dân cư gần biển Tam Thanh là 12 triệu đồng/m2, thấp nhất xã Tam Ngọc 400 nghìn đồng/m2. Còn đất ở đô thị cao nhất là đường Phan Châu Trinh với 35,7 triệu đồng/m2; thấp nhất khối phố Xuân Tây (phường Trường Xuân).

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Nguyễn Văn Thọ cho rằng, những tháng đầu năm nay giá đất thị trường nói chung tăng đột biến. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, thị trường bất động sản trầm lắng, thậm chí giảm sâu. Vì vậy, đơn vị tư vấn và địa phương thống nhất sử dụng thông tin điều tra của thời điểm đầu năm 2018 để xem xét đề xuất xây dựng bảng giá đất 2020 – 2024 đảm bảo phù hợp với lợi ích của đa số người dân.

Chênh lệch lớn giá đất giáp ranh

Giao dịch bất động sản giảm sâu
Theo Sở Tài nguyên – môi trường, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2019, trong giai đoạn này nổi lên hiện tượng “sốt ảo” giá đất. Tuy nhiên, từ tháng 5.2019 đến nay, thị trường đất đai giao dịch rất chậm, nhiều nơi giảm sâu.

Đất ở dọc quốc lộ 1 đoạn xã Tam Nghĩa (Núi Thành) có tỷ lệ chênh lệch hiện nay với địa bàn Quảng Ngãi là 35% (tương ứng Quảng Nam 2,3 triệu đồng/m2, Quảng Ngãi 1,5 triệu đồng/m2). Nhưng, khi đề xuất bảng giá đất 2020 – 2024, tỷ lệ chênh lệch tăng lên 41%. Phía Quảng Nam bảng giá các loại đất hiện hành đều cao hơn khu vực giáp ranh với tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên – môi trường cho biết, dự thảo bảng giá đất nông nghiệp thời kỳ 2020 – 2024 của tỉnh Kon Tum có tỷ lệ điều chỉnh tăng khá lớn (từ 33 - 100%), trong khi Quảng Nam gần như không điều chỉnh. Giá đất giáp ranh giữa Quảng Nam và TP.Đà Nẵng cũng có sự chênh lệch lớn, phía Đà Nẵng cao hơn nhiều do thị trường nhà đất của địa phương này rất sôi động, quỹ đất nông nghiệp còn lại ít ỏi so với thị xã Điện Bàn và huyện Đại Lộc.

Giá đất khu vực giáp ranh giữa các địa phương trong tỉnh cũng có chênh lệch lớn. Rõ nhất là đất ở tuyến đường ven biển (ĐT613B). Các vị trí giáp ranh dọc đường giữa Núi Thành - Tam Kỳ, Tam Kỳ - Thăng Bình đều có tỷ lệ chênh lệch so với quy định. Giải trình về giá đất ở xã Tam Tiến (Núi Thành) thấp “trời vực” so với xã Tam Thanh (Tam Kỳ), theo UBND huyện Núi Thành, đường ĐT613B thuộc xã Tam Tiến có mặt cắt nhỏ, không được đầu tư nâng cấp, nên đã hư hỏng; ngược lại đoạn qua xã Tam Thanh mặt đường rộng và được nâng cấp, chất lượng hơn. Mặt khác, đất ở xã Tam Thanh được phân lô quy hoạch thuộc khu Quảng trường biển Tam Thanh nên có nhiều thuận lợi. Do đó, Núi Thành đề xuất giữ nguyên 2,1 triệu đồng/m2 đất ở dọc tuyến đường này.

Tương tự, tuyến ĐT607A, ĐT607B, ĐT608 giữa Điện Bàn và Hội An có tỷ lệ chênh lệch cao. Hiện, phía Điện Bàn đang triển khai dở dang công tác giải phóng mặt bằng nút Thương Tín (Điện Nam Đông) nên không điều chỉnh giá đất, trong khi Hội An không bị tác động của yếu tố bồi thường, giải phóng mặt bằng nên giá sát thị trường. Khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, Điện Bàn sẽ điều chỉnh giá đất tăng lên cho phù hợp với Hội An.

Như vậy, việc bảng giá đất một số địa phương được điều chỉnh tăng cao đột biến ít nhiều cũng gây khó khăn cho người dân khi thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng, tách thửa đất. Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố giá đất cao người dân ngại làm thủ tục cấp đất.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  725 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 119 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com