hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Bảo tồn và phát triển cây dược liệu: Những kết quả bước đầu (08/08/2019)
Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định 2950 của UBND tỉnh về cụ thể hóa chính sách đặc thù của Chính phủ về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu trên địa bàn, Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu.
 
Mô hình trồng bảo tồn cây ba kích tím dưới tán rừng keo ở Đông Giang.  Ảnh: H. L
Mô hình trồng bảo tồn cây ba kích tím dưới tán rừng keo ở Đông Giang. Ảnh: H. L

Mở rộng cơ chế, chính sách

Thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh như Nghị quyết 202 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 2950/QĐ-UBND năm 2016 của UBND tỉnh về triển khai thực thi Nghị quyết 202. Sở NN&PTNT cũng ban hành Công văn số 1726 hướng dẫn thực thi Quyết định 2950 của UBND tỉnh.

Sở NN&PTNT còn tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 301/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 27/QĐ-UBND năm 2018 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về Quy chế quản lý giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 331/QĐ-UBND năm 2019 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND năm 2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn... Bên cạnh đó, tham mưu UBND tỉnh triển khai một số cơ chế, chính sách phát triển cây dược liệu của Trung ương...

Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, 4 năm qua, Sở NN&PTNT đã giao Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì, cùng với các địa phương tuyên truyền các chủ trương, chính sách về hỗ trợ khuyến khích bảo tồn và phát triển một số loại cây dược liệu giai đoạn 2016 - 2020 cho cán bộ phòng NN&PTNT, trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ nông nghiệp xã/thị trấn, già làng, trưởng bản và người dân ở 5 huyện miền núi được chọn triển khai. Sở NN&PTNT cũng tổ chức 10 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc 3 cây dược liệu ba kích, đảng sâm, sa nhân tại 5 huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn và Nam Trà My.

Đầu tư mạnh cho công tác bảo tồn

Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, qua 4 năm, các địa phương triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây dược liệu của tỉnh với tiến độ kịp thời, đảm bảo kinh phí được giao. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, cây giống dược liệu tại nhiều địa phương hỗ trợ cung ứng trồng sinh trưởng và phát triển kém do thiếu chăm sóc, nước tưới. Chất lượng cây giống dược liệu đem trồng chưa được kiểm tra, giám sát và đánh giá cụ thể. Một số địa phương chưa bám vào vùng quy hoạch dược liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt nên dẫn đến có một số diện tích trồng không phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng...

Theo Sở NN&PTNT, qua 4 năm (2016 - 2019), UBND tỉnh đã bố trí nguồn kinh phí gần 28,5 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục bảo tồn và phát triển 3 cây dược liệu (đảng sâm, sa nhân tím, ba kích tím). Cụ thể, tỉnh đã bố trí gần 18 tỷ đồng cho hạng mục hỗ trợ giống cây dược liệu cho địa phương giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2016, đã phân bổ cho các địa phương 580 triệu đồng để hỗ trợ giống dược liệu cho người dân. Từ nguồn này, 2 huyện Phước Sơn và Nam Trà My triển khai trồng cây dược liệu với tổng diện tích trồng là 9,5ha. Năm 2017, tỉnh hỗ trợ hơn 5,2 tỷ đồng hỗ trợ các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang triển khai hỗ trợ người dân trồng cây dược liệu với diện tích trồng gần 186ha.

Năm 2018, tỉnh tiếp tục phân bổ 6,6 tỷ đồng cho các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang triển khai trồng được 222,7ha. Năm 2019, UBND tỉnh phân bổ 5,7 tỷ đồng cho các địa phương tiếp tục triển khai trồng với diện tích dự kiến trồng trong năm 242,2ha. Giai đoạn 2016 - 2018, các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang hỗ trợ giống dược liệu cho người dân trồng nhân rộng với tổng diện tích trồng 3 cây dược liệu đảng sâm, sa nhân tím, ba kích tím là 417,88ha (đạt hơn 100% so với kế hoạch) với kinh phí giải ngân đạt gần 12 tỷ đồng.

Theo ông Trần Ngọc Bằng - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu (Sở NN&PTNT), năm 2017, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ hơn 5 tỷ đồng đối với hạng mục trồng bảo tồn dược liệu, trung tâm đã chủ trì cùng với các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tiến hành khảo sát, xây dựng các khu vực trồng bảo tồn chủ động, kết hợp sản xuất giống 3 loại cây dược liệu ba kích tím, đẳng sâm và sa nhân tím. Hiện đã xây dựng phương án trồng bảo tồn 25ha (đảng sâm 7,5ha, sa nhân 7,5ha và ba kích 10ha) tại 6 khu vực trồng bảo tồn chủ động. Song, do khó khăn về nguồn giống cũng như công tác triển khai, đấu thầu nên trung tâm chỉ mới thực hiện được các hạng mục: xây dựng phương án, đấu thầu mua cây giống; mua sắm vật tư hàng rào bảo vệ, tạm ứng 30% cây giống với kinh phí giải ngân hơn 1,3 tỷ đồng.

Cũng theo ông Bằng, năm 2018, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị thực hiện trồng hoàn thành diện tích 25ha các cây dược liệu thuộc địa bàn 4 huyện Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn và Nam Trà My (giảm 1 huyện do Nam Giang không lựa chọn được đơn vị thực hiện). Cụ thể, Tây Giang triển khai tại xã Lăng (6ha), do Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện thực hiện.; Đông Giang do Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện triển khai tại diện tích đất trồng keo của dân với 4ha tại P’rao; Nam Trà My triển khai 7,5ha tại xã Trà Linh; Phước Sơn triển khai trên diện tích 7,5ha (tại Phước Kim) triển khai với diện tích 25ha.

 

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,079 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 107 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com