hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
La Dêê bảo tồn văn hóa truyền thống (29/07/2019)
Là địa bàn sinh sống chủ yếu của hai dân tộc Cơ Tu và Tà Riềng, xã La Dêê (huyện Nam Giang) được xem là một trong những địa phương làm tốt công tác bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Người dân vẫn còn giữ nguyên vẹn các kiến trúc truyền thống. Ảnh: G.K
Người dân vẫn còn giữ nguyên vẹn các kiến trúc truyền thống. Ảnh: G.K

Ông Brao Ngưu - Chủ tịch UBND xã La Dêê khẳng định, nhiều năm qua công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng, đồng thời đưa vào nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, chương trình hoạt động của UBND xã. Đặc biệt, xác định học sinh là đối tượng ưu tiên, nên thời gian qua nhiều hoạt động bảo tồn văn hóa đã được xã tập trung hướng tới. Đến nay, trong khuôn viên các trường trên địa bàn xã đều có nhà truyền thống và nhà trưng bày, qua đó giúp học sinh hiểu biết bản sắc văn hóa của dân tộc mình dễ dàng hơn. “Mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng nên chúng tôi luôn chú trọng bảo vệ những nét riêng đó. Đây được xem là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị chứ không phải của riêng ai” - ông Ngưu nói.

Là xã vùng cao biên giới, nên so với một số địa phương khác của Nam Giang, bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc La Dêê còn tương đối nguyên vẹn. Điều đó thể hiện rõ nét từ kiến trúc, trang phục đến nghề truyền thống, nếp sống, lối sống. Theo ông Alăng Kiều (thôn Đắc Ốôc, xã La Dêê), bà con trong làng rất đoàn kết, dường như mỗi khi thôn có việc gì mọi người đều tham gia nhiệt tình, cùng cộng đồng trách nhiệm theo kiểu ai có gì góp nấy, từ con cá, con gà đến lít rượu tà vạt… “Trong làng nhiều nhà vẫn còn cồng chiêng, áo thổ cẩm vì đây là văn hóa của mình nên phải gìn giữ” - ông Kiều tâm sự.

Dù vậy, anh A Lăng Mớơch – Bí thư Đoàn xã La Dêê cũng thừa nhận, đang có những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân, nhất là trong giới trẻ. Không ít đoàn viên thanh niên xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, ít tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ địa phương. Do đó, Đoàn xã phải thường xuyên phối hợp với Ban VH-TT xã tuyên truyền giúp đoàn viên thanh niên biết được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình thông qua những hoạt động lễ hội như múa tâng tung da dá, đinh tút... Đồng thời, tham mưu lãnh đạo xã tổ chức tập huấn cho thanh niên múa cồng chiêng, dạy dệt thổ cẩm cho trẻ em gái... “Hiện xã đã có tổ dệt thổ cẩm truyền thống do Hội Phụ nữ xã đảm nhận. Ngoài ra, tại thôn Công Tơ Rơn cũng đã xây dựng đội múa cồng chiêng với khoảng 40 đoàn viên tham gia nhằm duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa của đồng bào” - ông Mớơch cho biết.

Xã La Dêê có 6 thôn với 416 hộ, 1.679 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hơn 48%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%, trong đó người Cơ Tu chiếm 20%, Tà Riềng chiếm 80%. Theo ông Brao Ngưu, mặc dù làm tốt công tác bảo tồn nhưng sự mai một văn hóa truyền thống vẫn khó tránh khỏi vì xã hội ngày càng phát triển và đây cũng là nỗi lo của địa phương. “Các thế hệ nghệ nhân am hiểu văn hóa đang ngày càng ít đi, trong khi lớp trẻ phai nhạt với văn hóa dân tộc mình, nên việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa đồng bào phải làm liên tục, chứ không phải một sớm một chiều được. Nếu không thường xuyên tập huấn, hướng dẫn lớp trẻ và động viên khuyến khích các nghệ nhân thì rất khó giữ gìn văn hóa đồng bào lâu dài” - ông Ngưu chia sẻ.

Cũng theo ông Ngưu, so với 10 năm trước, các giá trị văn hóa đồng bào mất đi khoảng 30%. Nguyên nhân, không chỉ do các thế hệ nghệ nhân ngày càng ít đi, mà còn vì xã hội phát triển khiến nếp sống, lối sống cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, muốn giữ như cũ cũng khó, do đó, ngoài sự quan tâm của chính quyền địa phương thì Đảng, Nhà nước cũng phải có cơ chế chính sách, hỗ trợ bà con bảo tồn văn hóa truyền thống, vì cuộc sống người dân còn khó khăn, nếu không có chế độ chính sách thì rất khó. “Chính quyền địa phương luôn quán triệt mỗi cán bộ đảng viên là phải vận động con cháu giữ gìn văn hóa cha ông, nhưng muốn giữ lại phải có cơ chế, chính sách cho họ. Chưa kể, đời sống nghệ nhân khó khăn nên mình phải có cơ chế gì đó để họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Nhà nước mà yên tâm tham gia truyền dạy. Nói chung, nếu có chủ trương tốt và Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất thì văn hóa người dân sẽ được bảo tồn và lưu giữ dài lâu” - ông Ngưu nhìn nhận.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  735 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 53 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 50
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com