hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (16/07/2019)
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra ở 2.236 hộ tại 240 thôn của 90 xã (phường, thị trấn) thuộc 14 huyện (thị xã, thành phố), số lượng lợn buộc phải tiêu hủy gần 8.500 con, với khối lượng tương đương 420 tấn. Riêng huyện Thăng Bình, bệnh DTLCP đã xảy ra và lây lan ở 18/22 xã, thị trấn, phải tiêu hủy gần 5.000 con lợn (chiếm 58,4 % số lượng và 64,6% khối lượng so với toàn tỉnh).

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng này là do: chưa huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã vào cuộc, thiếu kiểm tra, đôn đốc; ngay từ đầu cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; lúng túng trong việc tham mưu xử lý lợn mắc bệnh, tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, làm lây lan dịch bệnh; hầu hết các lực lượng tham gia kiểm tra, chỉ đạo, xử lý ổ dịch tại cơ sở không thực hiện vệ sinh, tiêu diệt mầm bệnh đối với người, phương tiện trước và sau khi vào, ra khỏi hộ chăn nuôi lợn, khỏi ổ dịch hoặc điểm chôn lấp; không quản lý việc giết mổ, mua bán, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi hằng ngày chưa đạt hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên và triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát nhanh bệnh DTLCP trên địa bàn, tại Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 11/7/2019, UBDN tỉnh có công điện số 06/CĐ-UBND ngày 11/7/2019 đề nghị Huyện ủy Thăng Bình tập trung chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn vào cuộc để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn nhằm kịp thời khống chế, không để dịch tiếp tục lây lan nhanh như hiện nay. 

Ảnh minh hoạ.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Thăng Bình thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 16/4/2019 của Tỉnh ủy Quảng Nam, Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 06/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác; trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt những nội dung sau:

a) Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh từ huyện đến xã và các cơ quan chuyên môn cấp huyện; tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP thời gian qua để kiểm điểm, rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung kịp thời phương án phòng chống dịch trên địa bàn; phải đổi mới công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh, "phòng là chính, cơ sở, người chăn nuôi là chính", chú trọng chỉ đạo tiếp tục bảo vệ và phát triển đàn lợn ở những hộ, cơ sở chăn nuôi chưa bị dịch, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn sinh học; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, thực hiện tiêu hủy lợn bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan Thú y cấp trên, không để kéo dài làm lây lan phát tán mầm bệnh, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân. 

b) Thống kê toàn bộ đàn lợn hiện có đến từng hộ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi, xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh chi tiết phù hợp với từng loại hình chăn nuôi, theo từng giai đoạn dịch.

c) Chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn theo đúng quy định, kịp thời phát hiện và xử lý lợn bệnh; không thực hiện tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi lợn đã có bệnh DTLCP trong thời gian có dịch.

d) Tổ chức phương án giết mổ lợn để tiêu thụ đối với lợn khỏe mạnh không mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, giảm số lượng lợn tiêu hủy do dịch bệnh.

e) Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng phòng dịch, không sử dụng thức ăn thừa chưa qua nấu chín để chăn nuôi lợn; các trang trại, hộ chăn nuôi chưa có dịch trên địa bàn thực hiện tốt việc phòng ngừa, không chủ quan; tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn sinh học, không quay lưng với chăn nuôi lợn, bảo vệ đàn lợn, đặc biệt đàn nái hiện có của địa phương để tái đàn sau khi hết dịch.

f) Công khai chính sách và mức hỗ trợ trên phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở thôn, xã, đảm bảo hỗ trợ trực tiếp đến chủ vật nuôi có lợn tiêu hủy do bệnh DTLCP; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và mức hỗ trợ cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định. Lưu ý không thực hiện hỗ trợ lần 2 đối với những cơ sở chăn nuôi lợn tái đàn không chấp hành chủ trương của tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.        

g) Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp huyện; phân công từng thành viên đứng điểm tăng cường trách nhiệm đến từng cơ sở kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn được phân công phụ trách.         

h) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thiệt hại do bệnh DTLCP gây ra trên địa bàn cho Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) theo quy định để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, thông tin đã báo cáo.     

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống DTLCP; đồng thời cử 01 lãnh đạo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y và một số cán bộ chuyên môn trực tiếp hỗ trợ địa phương trong quá trình triển khai phòng, chống dịch. 

Thùy Dung

Lượt xem:  856 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 21 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com