Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) là gì?
Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi chỉ ảnh hưởng đến tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Nó xuất hiện trong trại chăn nuôi heo và heo hoang dã (như heo rừng châu Phi), heo rừng, heo ven sông châu Phi, heo rừng to châu Phi, lợn lòi Trung và Nam Mỹ.
Đây là một loại bệnh gây ra bởi một loại vi rút có ADN phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae. Vi rút này có đặc tính đặc biệt đề kháng với môi trường mà không có biện pháp điều trị cũng như tới nay chưa có vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo. Với lý do này, bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi xuất hiện dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức y tế và ngành công nghiệp về thịt heo.
Liệu bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến con người hoặc những loài vật khác?
Nó không ảnh hưởng đến con người hoặc những động vật khác so với loài heo. Nhưng, con người và động vật khác có thể có vai trò quan trọng trong việc gieo rắc bệnh này.
Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ASF là gì?
Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh, và tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên đến 100%. Những triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng lâm sàng khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp (kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy. Sảy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng dầu sao đi nữa tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%. Những triệu chứng của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm da viêm khớp mãn tính.
Chẩn đoán bệnh ASF như thế nào?
Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi về triệu chứng lâm sàng thì khó phân biệt với bệnh dịch tả lợn cổ điển, nó phải được chẩn đoán phân biệt tại phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán có thể xác định trực tiếp vi rút bằng phát hiện kháng nguyên bởi kháng thể huỳnh quang, nuôi cấy tế bào, hoặc phát hiện bằng chuỗi phản ứng polymerase hóa (PCR). Kiểm tra huyết thanh học như trực tiếp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA có thể xác định thông qua kháng thể ASF trong mẫu máu được lấy từ sau khi heo nhiễm bệnh từ 8-21 ngày.
Bệnh ASF lây truyền như thế nào?
Sự lây truyền của ASF rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần. Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại vi rút khác.
2 con đường truyền bệnh:
Trực tiếp: Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh.
Gián tiếp: Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm. Sản phẩm thịt heo: như chúng ta biết, ASF có thể đề kháng lại trong quá trình chế biến sản phẩm tươi, đông lạnh, thịt muối, thịt xông khói và sản phẩm xúc xích có thể bị nhiễm đối với heo nuôi hoặc heo hoang dã trong thời gian dài. Những tế bào bị nhiễm bệnh như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo. Côn trùng trực tiếp truyền bệnh (những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn).