hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thăng Bình đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (29/03/2019)
Trong thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện đã được các cấp, các ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện và đại đa số nhân dân tích cực hưởng ứng, tỷ lệ đạt các danh hiệu văn hóa ngày càng cao, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương.

Để triển phong trào thực sự lan tỏa, đi sâu vào đời sống nhân dân, huyện đã triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp thiết thực, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, có tính chất toàn diện, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Ban chỉ đạo phong trào từ huyện đến cơ sở đã coi trọng nâng cao chất lượng phong trào với những nội dung, tiêu chí cụ thể, nhất là trong việc xây dựng và đề nghị công nhận các danh hiệu văn hóa, lồng ghép chặt chẽ với các phong trào, các cuộc vận động theo tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương. Quy trình đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận các danh hiệu văn hóa được các địa phương tổ chức thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình

Song song đó, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa & thông tin được tập trung củng cố và đẩy mạnh; hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển; các lễ hội văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy theo hướng tích cực. Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã được quan tâm xây dựng và đạt những kết quả đáng kể, các thiết chế văn hóa ngày càng được đầu tư xây dựng, phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. 

Trong năm 2018 việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Hầu hết các thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa trên địa bàn huyện đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào Quy ước thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa và xem đây là nội dung quan trọng để xét công nhận thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa.

Nhiều hoạt động VH-TT được tổ chức trên địa bàn huyện. (Ảnh: Giải đua thuyền truyền thống của xã Bình Giang)

Việc xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” được các cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo luôn quan tâm và coi trọng chất lượng. Trong năm 2018 có 7/21 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, tỷ lệ 33,3%. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị cũng được nhân dân đồng tình hưởng ứng, trong đó công tác quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch đã được nhân dân nhận thức khá tốt. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh kỷ cương pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp được bảo tồn, phát huy. Các di tích lịch sử - văn hóa được quan tâm bảo tồn và từng bước phát huy các giá trị. Hiện nay toàn huyện có 01 di cấp quốc gia đặc biệt (Phật viện Đồng Dương), 01 di tích cấp quốc gia (Di tích Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được), 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được và hát Bả trạo) và 31 di tích cấp tỉnh. Một số di tích khác đã và đang lập hồ sơ gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam đề nghị công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nhiều công trình về văn hóa được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn như: Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được, Lễ hội Cầu ngư, hô hát bài chòi… 

Công tác xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được nhiều địa phương quan tâm, đến nay toàn huyện có 130/132 Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn, 20/22 nhà văn hóa xã, là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo tiền đề cho các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển. Các thiết chế thể thao ở cơ sở cũng được các địa phương quan tâm xây dựng, hiện tại toàn huyện có 48 sân bóng đá đủ tiêu chuẩn, 13 sân bóng đá mi ni (cỏ nhân tạo), 110 sân bóng chuyền (bê tông), 27 sân cầu lông (bê tông) phục vụ trong việc tập luyện và tổ chức thi đấu tại địa phương.…Nhờ đó, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.  Đến cuối năm 2018, toàn huyện có 43.144/49.872 hộ gia đình đạt danh hiệu GĐVH, tỷ lệ 86,5%; có 119/132 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, tỷ lệ 90,15%; có 133/150 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 88,66%; có 175/242 tộc đạt danh hiệu tộc văn hóa, tỷ lệ 72,3%.

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  652 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 47 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com