hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tạo bước chuyển mạnh mẽ (25/03/2019)
Sau 05 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (2013-2018) tăng bình quân 5,1%/năm (so với bình quân 5 năm 2010 – 2015 chỉ đạt 4,5%/năm).

Cánh đồng mẫu lớn chuyên canh rau màu gắn với chăn nuôi tại Điện Bàn

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành, trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại đầu tư thông qua cơ chế, chính sách để phát huy thế mạnh của từng tiểu ngành, từng nhóm ngành hàng/ sản phẩm; thúc đẩy hợp tác, liên kết, tổ chức lại sản xuất; và ứng dụng tiến bộ KHCN trong các lĩnh vực. Kết quả đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong 05 năm, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản (năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản lần lượt là 65,62% – 6,59% – 27,80%, đến năm 2018: 61,48 % - 8,89 % - 29,63 %). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (2013-2018) tăng bình quân 5,1%/năm (so với bình quân 5 năm 2010 – 2015 chỉ đạt 4,5%/năm).

Việc chuyển đổi cây trồng đã góp phần tăng giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha canh tác, từ 65 triệu đồng/ha năm 2013 đến năm 2018 ước đạt hơn 80 triệu đồng/ha (tăng 15 triệu đồng/ha). Từ vụ Đông Xuân 2013-2014 đến nay, tổng diện tích đã chuyển đổi từ đất lúa sang sản xuất rau màu các loại là 4.429 ha, hầu hết các diện tích chuyển đổi đều có hiệu quả cao hơn so với sản xuất lúa. Sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng VietGAP, rau hữu cơ tăng khá về diện tích và sản lượng. Đầu ra của sản phẩm RAT tương đối ổn định, góp phần tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Phát triển nhiều mô hình sản xuất giá trị cao như chuỗi RAT ở Bình Triều -  Thăng Bình, mô hình sản xuất Dầu phụng Đất Quảng ở Điện Quang - Điện Bàn, mô hình bưởi trụ ở Đại Bình - Nông Sơn...

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tại Thăng Bình

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hơn 140 cánh đồng lớn, với hơn 6.000 ha/năm (giống lúa, ngô, đậu xanh, lạc, ớt, dưa hấu...). Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được thực hiện theo hướng liên kết 4 nhà, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho nông dân, các địa phương đã thực hiện liên kết sản xuất giống cây trồng với các công ty, đơn vị mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập cao hơn sản xuất bình thường. Đến năm 2018, diện tích tích tụ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên 121,4ha. Chủng loại cây trồng sản xuất khá phong phú, tập trung chủ yếu vào các loại cây mang tính đặc thù có giá trị như: Sản xuất giống lúa, lạc, hoa cây cảnh, nếp Hương bầu, hạt sen, cây ăn quả, rau an toàn… Thông qua việc tích tụ, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng lên rõ rệt (tăng hơn 50% so với trước đây), đặc biệt đa dạng hóa mùa vụ, sản phẩm cây trồng, khai thác tốt nguồn lực đất đai, lao động tại chỗ, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không ngừng tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2013-2018 đạt 8,72%/năm (năm 2013 đạt 1.580 tỷ, dự kiến năm 2018 đạt 2.400 tỷ đồng). Đặc biệt, phương thức chăn nuôi có sự chuyển biến theo hướng chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần, chăn nuôi theo hình thức tập trung phát triển. Ngoài ra, hình thức liên kết sản xuất trong chăn nuôi cũng phát triển, người chăn nuôi chủ động được một số khâu đầu vào, giảm chi phí đầu tư ban đầu, năng suất, sản lượng và giá bán sản phẩm ổn định; trình độ quản lý, kỹ thuật được nâng lên, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phát triển chủ yếu 2 hình thức là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp và liên kết hình thành Hợp tác xã, tổ hợp tác, hội chăn nuôi.

Trong lâm nghiệp, để nâng cao giá trị rừng trồng sản xuất, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện các tiêu chí của quản lý rừng bền vững (FSC) đối với các dự án trồng rừng, với diện tích 3.019 ha. Đẩy mạnh giao đất, cho thuê đất, thuê môi trường rừng, giao khoán rừng cho tổ chức và cá nhân quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới tái tạo vốn rừng, phát triển cao su, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, ổn định các khu tái định cư, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng...; đồng thời, đã tiến hành đo đạc, chỉnh lý ranh giới lâm phận, lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 11 khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đang rà soát phương án giao khoán rừng cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đối với những diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý theo Nghị định số 75/NĐ-CP. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm, tăng gần 2,4 lần so năm 2013 (năm 2013 là 700 tỷ đồng, ước năm 2018 là 1.670 tỷ đồng).

Sản lượng thủy sản tăng đều qua các năm. Sản lượng năm 2018 tăng hơn 1,2 lần so với năm 2013, tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ đạt gần 45%. Cùng với việc gia tăng số lượng tàu cá xa bờ trong các năm gần đây và dự báo trong các năm đến, tỷ lệ 60% hải sản khai thác xa bờ trong cơ cấu sản lượng khai thác vào năm 2020 là khả thi. Cơ cấu nghề có sự dịch chuyển theo đúng định hướng, các nghề khai thác xa bờ như: nghề lưới vây, câu mực, chụp mực tăng mạnh, các nghề mành, trủ, vó ven bờ có xu hướng giảm. Đánh bắt hải sản phát triển theo hướng giảm số lượng tàu cá có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ, nâng cao năng lực khai thác và hiệu quả đánh bắt xa bờ. Tổng số tàu xa bờ của tỉnh (≥90cv) ước đến cuối năm 2018 là 806 chiếc (so với năm 2017 là 758 chiếc, năm 2016 là 630 chiếc, năm 2015 là 513 chiếc, năm 2014 là 450 chiếc, năm 2013 là 361 chiếc), tăng 445 chiếc so với cuối năm 2013.

Kết quả các công trình thuỷ lợi được phát huy ngày càng cao với hàng trăm km kênh mương được kiên cố, hạn chế hư hỏng do mưa lũ, hạn chế tổn thất nước trên kênh, đất sản xuất nông nghiệp được đảm bảo nước tưới ổn định và mở rộng. Hệ thống thủy lợi từng bước được hoàn thiện, tạo ra những cánh đồng rau màu đem lại giá trị kinh tế cao góp phần thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, phát triển tưới cho cây trồng cạn được chú trọng, nâng cao mức đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi hiện có, nhất là đối với các hồ chứa nước (hồ Phú Ninh, hồ Thạch Bàn, hồ Khe Tân…), đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản (như quy hoạch khu nuôi tôm tập trung tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành…). Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các dự án ODA (WB5, WB7, WB8…) nâng cấp và phát triển vùng tưới ổn định, góp phần cho đảm bảo an toàn hồ đập trên một số địa phương trong tỉnh, cùng với việc triển khai xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm và tiên tiến (ở một số vùng cho cây lúa).

 

 

Thúy Hằng

Lượt xem:  920 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 90 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com