hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đưa những sản phẩm OCOP của Hội An vươn xa (14/11/2018)
Hội An được biết đến như mảnh đất trăm nghề của xứ Quảng, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực. Với lợi thế về phát triển du lịch, những sản phẩm này không ngừng phát triển và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (chương trình OCOP), thành phố Hội An tập trung hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn thiện những sản phẩm sẵn có, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, áp dụng máy móc để nâng cao năng suất lao động.

Cửa hàng Daichi Foods chuyên bán các sản phẩm đặc sản của thành phố Hội An

Nằm trên đường Ngô Gia Tự giữa một con phố đông đúc, luôn nhộn nhịp khách du lịch qua lại là cửa hàng Daichi Foods chuyên bán các sản phẩm đặc sản của thành phố Hội An. Trên kệ hàng ở đây, có một sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn đó là những lọ tương ớt được thiết kế với mẫu mã đẹp, giới thiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là một trong ba sản phẩm tham gia chương trình OCOP đầu tiên của thành phố Hội An.

Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh đồng sáng lập cửa hàng Daichi Foods cho biết: Việc được thành phố Hội An lựa chọn tham gia chương trình OCOP mang lại nhiều lợi ích cũng như cơ hội để phát triển sản phẩm tương ớt của cửa hàng. Phòng Kinh tế thành phố đã giúp cửa hàng hoàn thiện bao bì sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký mã vạch truy xuất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm… thông qua đó giúp cho sản phẩm được biết tới rộng rãi hơn.

Theo chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, tương ớt là gia vị đi kèm không thể thiếu đối với các món ăn đặc sản của người dân phố hội như cơm gà, cao lầu. Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện nhiều loại tương ớt không rõ nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo nên nhóm của chị đã nảy ra ý tưởng sản xuất ra những lọ tương ớt cao cấp. Sản phẩm tương ớt của cửa hàng Daichi Foods loại bỏ được hoàn toàn hạt ớt, kết hợp với nguyên liệu mè, dầu đậu phộng tạo nên mùi hương thơm hấp dẫn. Điều đặc biệt là mặc dù không sử dụng chất phụ gia bảo quản nhưng sản phẩm tương ớt ở đây có hạn sử dụng tới 6 tháng, đạt những tiêu chí khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính những yếu tố trên giúp sản phẩm tương ớt của cửa hàng Daichi Foods được thành phố Hội An lựa chọn trong chương trình OCOP.

Bánh đậu xanh bà Bông một trong những sản phẩm đầu tiên tham gia chương trình OCOP của TP. Hội An

Dù mới đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng mỗi tháng cửa hàng Daichi Foods cũng bán ra thị trường hơn 300 lọ tương ớt, với giá 45.000 đồng/ lọ. Thời gian tới, của hàng Daichi Foods có thêm điều kiện thuận lợi về nguyên liệu để phát triển khi thành phố Hội An đang xây dựng vùng chuyên canh trồng ớt hữu cơ.

Đối với cơ sở đèn lồng Lantana, lợi ích rõ nhất có được từ việc tham gia chương trình OCOP chính là cơ sở đã đăng ký thành công bảo hộ thương hiệu. Theo anh Võ Đình Hoàng, chủ cơ sở đèn lồng Lantana, trên mỗi sản phẩm đèn lồng của cơ sở hiện nay đều được dán tem mã vạch, từ đó người mua có thể dễ dàng nắm được thông tin về nguồn gốc xuất xứ của từng chiếc đèn lồng. Đây là yếu tố quan trọng, giúp sản phẩm đèn lồng của cơ sở hiện có mặt ở hầu hết các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các sân bay trên cả nước. Trung bình mỗi năm, cơ sở đèn lồng Lantana cung cấp ra thị trưởng khoảng 2.000 chiếc đèn lồng. Ngoài ra, khi tham gia chương trình OCOP, cơ sở đèn lồng Lantana còn được hỗ trợ xây dựng trang điện tử để giới thiệu sản phẩm, trang bị kỹ năng bán hàng điện tử, hỗ trợ mua sắm máy móc sản xuất, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương… Anh Võ Đình Hoàng, chủ cơ sở đèn lồng Lantana cho biết: hàng năm, các cơ sơ tham gia chương trình OCOP sẽ được đánh giá dựa trên bộ công cụ của chương trình. Đây là một cách làm hay, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thấy được phân hạng sản phẩm của mình đang nằm ở mức độ nào để có những điều chỉnh, hướng tới đạt hạng 5 sao.

Mặc dù mới bắt đầu triển khai chương trình OCOP nhưng thành phố Hội An đã có những hỗ trợ thiết thực cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao giá trị những sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết: thành phố dành hơn 7,7 tỷ đồng thực hiện chương trình OCOP trong giai đoạn 2018- 2020 để phát triển 21 sản phẩm ở các lĩnh vực như ẩm thực, đồ lưu niệm, nội thất trang trí, thảo dược, du lịch nông thôn. Chương trình này được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương góp phần bổ trợ cho ngành du lịch của thành phố./.

Đỗ Trưởng

Lượt xem:  870 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 76 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com