hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đề án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Voi và Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (09/11/2018)
Đề án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 08/11/2018.

Mục tiêu đề án nhằm kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần duy trì độ che phủ rừng (69%) tại khu vực hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Đảm bảo, góp phần duy trì, bảo vệ sinh cảnh cho một số loài mục tiêu trong khu vực hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, gồm: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis); Vọoc Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus); Vọoc Chà Vá chân xám (Pygathrix cinerea). Phát huy trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng. Thí điểm thành công việc lồng ghép quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học vào các chính sách hiện có; tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm, đề xuất cơ chế chính sách mới về hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.  Đồng thời cải thiện sinh kế cộng đồng để tăng thu nhập người dân thông qua các hoạt động lồng ghép triển khai các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo, dân tộc, nông nghiệp nông thôn.

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, tham gia Ban Chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp tỉnh với vai trò là Phó Trưởng ban; Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (đầu mối là Tổng cục Môi trường) về quản lý, huy động nguồn lực cho hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng cơ chế chính sách mới, lồng ghép với các chính sách hiện có để đầu tư, khuyến khích các thành phần tham gia quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Hướng dẫn triển khai kế hoạch quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về các hoạt động trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giao đất, giao rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Xây dựng báo cáo kết quả thí điểm quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đầu mối quản lý các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp tỉnh có thành viên Sở Tài nguyên và Môi trường làm Phó Trưởng ban và bổ sung nội dung quản lý hành lang đa dạng sinh học; Chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở (Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Vương, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung) phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để quản lý các chủ rừng, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Chủ trì phê duyệt hoặc trình phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ về quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học cho Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Vương, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị lồng ghép hoạt động quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học vào các cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn lực, bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học theo kế hoạch hàng năm.

Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong các hoạt động bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, đấu tranh chống chặt phá rừng, buôn bán lâm sản và động vật hoang dã trái phép trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

UBND huyện Tây Giang và Nam Giang chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện; Phối hợp với các cơ quan đơn vị tuyên truyền, phố biến, tập huấn các hoạt động quản lý hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý các chủ rừng tham gia vào hành lang bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện; Phê duyệt thành lập các Ban quản lý rừng cộng đồng thôn.

Uỷ ban nhân dân 13 xã: A Vương, A Tiêng, A Nông, A Xan, Bhalee, Ch'ơm, Gari, Lăng, Tr'Hy huyện Tây Giang; Chơ Chun, Cà Dy, La Êê, La Dêê huyện Nam Giang có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn xã; phối hợp với các cơ quan đơn vị quản lý các chủ rừng trên địa bàn xã thống kê, giám sát biến động diện tích đất rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học.

Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, các Công ty lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý diện tích rừng trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; phối hợp với chính quyền địa phương bảo tồn và phát triển bền vững hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan xây dựng, triển khai chương trình bảo tồn loài mục tiêu trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học./.

Linh Chi

Lượt xem:  565 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 75 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com