hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thăng Bình: Xây dựng ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (18/05/2018)
Trong điều kiện biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà rõ nhất là khô hạn và mưa lũ… gây khó khăn đối với sản xuất cây lúa và các loại cây trồng khác. Trước thực trạng trên, từ năm 2015 đến nay, huyện Thăng Bình đã triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại nhiều địa phương trong huyện.

Hằng năm, huyện Thăng Bình có diện tích đất canh tác lúa nước khoảng 15.600 ha; trong đó, vụ Đông Xuân sản xuất 8.300 ha lúa, vụ Hè Thu 7.300 ha, phần lớn đất trồng lúa nước phụ thuộc vào nguồn nước tưới chủ động của các hệ thống hồ thủy lợi là Phú Ninh, Cao Ngạn, Đông Tiển, Phước Hà và một số đập thời vụ nhưng lệ thuộc vào nguồn nước dư thừa của các hồ đập và các ao thu gom nước nhĩ. Lượng nước các hồ đập qua các năm cho thấy, khi xảy ra nắng hạn đầu vụ chỉ đảm bảo cho sản xuất cây lúa vụ Đông Xuân.

Để thích ứng với những thay đổi của tình hình thời tiết, thời gian qua, huyện Thăng Bình đã thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó xác định các cây trồng chủ lực là đậu phụng, ngô, dưa, rau đậu các loại, và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên từng chân đất. Chủ yếu là chuyển đổi những diện tích tròng lúa thiếu hụt nguồn nước, không chủ động nước tưới, có hiệu quả thấp sang trồng các loại cây khác có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần tiết kiệm nước để dành cho tưới diện tích độc canh lúa nước, không thể chuyển sang cây trồng khác; góp phần, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương gắn với giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn

Qua 3 năm thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Xã Bình Sa đã tiến hành chuyển đổi trên đất trồng lúa vụ Đông Xuân sang trồng Ngô Hè Thu diện tích 10 ha, giá trị thu nhập 60 triệu/ha, tăng gấp 2 lần so với sản xuất lúa. Xã Bình Nguyên thực hiện chuyển đổi từ mô hình trồng Lúa vụ Đông Xuân sang trồng Dưa gang ở vụ Xuân Hè và Dưa gang ở vụ Hè Thu với diện tích 10 ha, cho thu nhập 100 triệuđồng/ha, tăng gấp 3 lần so với sản xuất 2 vụ lúa. Xã Bình Định Nam đã chuyển từ trồng lúa 2 vụ sang mô hình trồng đậu phụng vụ Đông Xuân sang trồng Ngô vụ Hè Thu với diện tích 15 ha, giá tri thu nhập 70 triệu đồng/ha, tăng gấp 2 lần so với sản xuất lúa 2 vụ. Hay mô hình lúa Đông Xuân - Dưa hấu 2 vụ Xuân hè và Hè thu với diện tích 30 ha  tại Thị trấn Hà Lam, xã Bình Quý, Bình Định Bắc cho thu nhập từ 150 - 170 triệu đồng/ha, tăng gấp 04 lần so với sản xuất lúa. Cánh đồng rộng 12 ha ở thôn 2 xã Bình Đào do thiếu nước tưới nên vụ hè thu các năm trước nông dân trồng lúa đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Thời gian qua, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng giống đậu phụng L23.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa đã góp phần giúp nông dân trên địa bàn huyện Thăng Bình hạn chế rủi ro bởi thời tiết, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

Kiều Hưng

Lượt xem:  712 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 23 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com