hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 30/1 – 5/2) (30/01/2018)
Cây lúa: Rầy, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng phát sinh gây hại tăng, nặng cục bộ...

1. Các tỉnh phía Bắc

Cây lúa: Rầy, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng phát sinh gây hại tăng, nặng cục bộ tại các vùng gần gò bãi, mương máng.

Rau màu: Bọ nhảy, sâu xanh… hại rau họ thập tự; bệnh héo xanh, héo vàng hại trên cà chua, khoai tây.

Cây mía: Bệnh chồi cỏ hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An.

Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh có xu hướng tăng.

Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp tiếp tục gây hại, mức độ tăng chậm.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Cây lúa: Rầy, bệnh đạo ôn hại nhẹ trên lúa ĐX giai đoạn đòng trỗ đến chín. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ... hại trên lúa ĐX giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ ở Khánh Hòa, Bình Thuận. Chuột: Hại nặng cục bộ trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Ốc bươu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước

Rau màu: Sâu tơ, sâu xanh... hại nhẹ  rau thập tự; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư hại rau họ cà.

Cây cà phê: Rệp sáp, gỉ sắt... tiếp tục gây hại.

Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại.

Cây mía: Sâu non bọ hung, bệnh trắng lá do Phytoplasma... gây hại cục bộ mía ở Gia Lai.

Bệnh khảm lá sắn có xu hướng tăng diện tích nhiễm.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh đốm lá phát sinh gây hại.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu hại tăng.

3. Các tỉnh phía Nam

Cây lúa: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 4 đến trưởng thành, phải quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế lan truyền bệnh VL, LXL do rầy nâu gây ra. Thời tiết có sương mù vào sáng sớm, đêm và sáng trời se lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ. Hiện sâu năn (muỗi hành) đang phát triển gây hại ngoài đồng ruộng (Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang) cần theo dõi chặt chẽ để có biện pháp quản lý hiệu quả.

Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tăng diện tích nhiễm.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.

Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư gia tăng. Cây cà phê: Bệnh khô cành giảm và rệp sáp tăng diện tích nhiễm.

CỤC BVTV

Theo Nongnghiep.vn

Lượt xem:  799 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 44 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com