hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Kinh nghiệm liên doanh trong sản xuất giống từ HTX Nông nghiệp 1 Điện Phước (12/10/2017)
Nhằm giải quyết những khó khăn trên, HTX Nông nghiệp 1 Điện Phước đã phát triển và mở rộng dịch vụ sản xuất và tiêu thụ giống, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên tục trong nhiều năm qua, HTX đã thực hiện việc liên doanh, liên kết với các công ty giống trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất, chế biến và cung ứng lúa giống ra thị trường. Qua đó góp phần tiêu thụ lượng lớn nông sản. nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho thành viên và bà con nông dân.

Hợp tác xã Nông nghiệp 1 Điện Phước được thành lập vào tháng 10 năm 1978 và thực hiện Đại hội chuyển đổi nội dung hoạt động theo luật HTX 2012 vào tháng 4/2014 Từ khi thành lập và hoạt động cho đến nay, HTX đã thu hút được 1.789 thành viên tham gia vào HTX. 

HTX hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp với các ngành nghề sản xuất,  kinh doanh như: Tổ chức hướng dẫn sản xuất và làm công tác khuyến nông; sản xuất và tiêu thụ giống, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; dịch vụ thủy lợi; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật; kinh doanh điện; dịch vụ thu hoạch; dịch vụ sấy nông sản. 

Với đặc thù là vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây lúa với diện tích sản Xuất hằng năm gần 600 ha. Trước đây thành viên HTX chủ yếu sản xuất lương thực theo hướng manh mún và tự phát, do vậy năng suất lửa không cao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ và thường bị tư thương ép giá. 

Nhằm giải quyết những khó khăn trên, HTX đã phát triển và mở rộng dịch vụ sản xuất và tiêu thụ giống, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên tục trong nhiều năm qua, HTX đã thực hiện việc liên doanh, liên kết với các công ty giống trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất, chế biến và cung ứng lúa giống ra thị trường. Qua đó góp phần tiêu thụ lượng lớn nông sản. nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho thành viên và bà con nông dân. 

Mỗi năm HTX sản xuất từ 200 đến 220 ha lúa giống, so với sản xuất lúa thương phẩm thì việc sản xuất lúa giống đã đem lại hiệu quả khá cao và góp phần nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích. Bình quân sau khi trừ các khoản chi phí thì HTX lãi từ 200 đến 300 đồng/kg và với lượng giống sản xuất hằng năm từ 1.000 đến 1.300 tấn/năm thì việc sản xuất lúa giống đã mang lại cho HTX khoản lợi nhuận từ 250 đến 350 triệu đồng/năm. 

Trong 05 năm, từ năm 2012 đến 2016, việc liên kết liên doanh trong sản xuất lúa giống đã giúp HTX sản xuất và tiêu thụ được 5.700 tấn lúa giống cho thành viên. Mang lại doanh thu cho HTX 48,650 tỷ đồng, tổng lãi của dịch vụ này qua 05 năm là 1,551 tỷ đồng. 

Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại cho thành viên tham gia sản xuất lúa giống là lớn hơn cả. Cứ l kg lúa giống, người nông dân được hưởng khoản chênh lệch từ 800 đến 1000 đồng/kg so với lúa thương phẩm cùng loại. Ngoài khoản chênh lệch nói trên, người nông dân còn lợi được khoản chi phí phơi và chế biến khoảng 250 đồng/kg. Qua đó, mỗi năm thành viên tham gia sản xuất giống trên địa bản HTX thu nhập thêm từ 1,5 đến 1,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do sử dụng nguồn giống tốt và chế độ thâm canh hợp lý nên năng suất lúa giống cao hơn lúa thương phẩm từ 10 đến 15%. 

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và để quy hoạch vùng sản xuất giống được đảm bảo, quy mô hơn. Đồng thời để đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết liên doanh trong sản xuất lúa giống. Từ năm 2012 đến nay, HTX đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác cải tạo đồng ruộng, đồn điền đối thửa, xây dựng cánh đồng lớn. Đến nay đã tổ chức dồn điền đổi thửa và xây dựng được 04 cánh đồng lớn với diện tích gần 220 ha tại 4/5 thôn trên địa bàn HTX. Cùng với đó, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng được bê tông hóa ngày càng được hoàn thiện và khép kín, qua đó góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, tạo tiền để cho việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. 

Việc tổ chức liên doanh liên kết trong sản xuất lúa giống gắn với cánh đồng lớn đã tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, góp phần giảm chi phí, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho nông dân. Cụ thể là việc sử dụng cùng giống, cùng đồng và cùng thời gian nên việc điều tiết nước tưới và chăm sóc được thuận lợi hơn nhiều so với trước, lúa chín tập trung nên rất thuận tiện cho việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, làm giảm chi phí nhân công. Các khâu kỹ thuật được HTX hướng dẫn bà con thực hiện đúng quy trình 3 giảm, 3 tăng, sử dụng công cụ sạ hàng nên lúa sinh trưởng đồng đều, sâu bệnh được khống chế. Nhờ đó năng suất trong cánh đồng lớn cao hơn, đồng thời các chi phí về giống, thuốc BVTV, công lao động cũng giảm rất nhiều. 

Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho việc lỉện kết liên doanh trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ lúa giống là hết sức quan trong. Để đảm bảo cho việc phơi, sấy, chế biến toàn bộ lượng lúa giống sản xuất ra theo hợp đồng liên doanh liên kết, trong những năm qua, HTX đã từng bước đầu tư xây dụng hệ thống nhà kho, sân phơi và máy móc thiết bị phục vụ cho việc phơi, chế biến lúa giống. Đến nay, HTX đã xây dựng được trên 4.000 m2 sân phơi, 1.500 m2 nhà xưởng, trang bị 04 lò sấy với công suất 40 tấn/ngày, 02 máy sơ chế và 01 hệ thống băng tải cùng một số máy móc thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khác phục vụ cho việc chế biến giống.

Kinh nghiệm từ việc liên kết liên doanh tổ chức sản xuất và tiêu thụ lúa giống cho thấy: Khi thực hiện liên kết liên doanh cần nắm rõ và lựa chọn những đối tác làm ăn có uy tín, năng lực kinh doanh tốt để hạn chế rủi ro trong quá trình liên kết. Khi liên kết phải có hợp đồng và hợp đồng liên kết liên doanh phải có những điều khoản ràng buộc rõ ràng, cụ thể. Trong liên kết sản xuất lúa giống phải chọn những loại giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương và được thị trường ưa chuộng. Tránh tình trạng đưa vào sản xuất đại trà với diện tích lớn những loại giống mới, những loại giống chưa được công nhận, chưa được thị trường chấp nhận và không được bảo hành về năng suất. 

Để việc liên kết liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn cần chú trọng trong việc tiếp tục nhân rộng và thực hiện thành công hơn nữa mô hình “ Cánh đồng lớn chuyên sản xuất giống ” Song song với đó là hoàn thiện hệ thống bê tông kênh mương và giao thông nội đồng trong cánh đồng lớn. Hỗ trợ cho HTX đầu tư mua sắm tài sản cố định để phụcc vụ cho công tác sản xuất, chế biến giống như: Nhà kho, máy sấy, máy chế biến… Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn và tham quan học tập để cán bộ chủ chốt HTX nâng cao kĩ năng và đàm phán trong ký kết hợp đồng và tìm hiểu các mô hình liên doanh liên kết hiệu quả hơn nhằm góp phẩm tiêu thụ lượng lớn nông sản cho nông dân. Góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân. 

Trần Hiền

Lượt xem:  830 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 4 1 2 3 4
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com