hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thực trạng phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh (28/09/2017)
Theo báo cáo của các địa phương và qua khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 44 làng nghề, làng nghề truyền thống, trong đó có 28 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận.

Các làng nghề, làng nghề truyền thống phân bố không đều giữa các địa phương, phần lớn tập trung ở các huyện đồng bằng (Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình), các huyện miên núi rất ít làng nghề. Các làng nghề chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề như: Trồng, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản (trồng rau, chế biến nước măm, hải sản, làm bánh tráng, phở sắn); sản xuất thủ công mỹ nghệ (dệt vải, dệt thổ cẩm, dệt chiếu cói; gốm sử; gỗ gia dụng; mây, tre đan), nhóm khác (làm hương, chối đót, rèn, đóng tàu.. .;).
 

Tổng số cơ sở sản xuất tham gia hoạt động ngành nghề tại các làng nghề là 3. 005 cơ sở; trong đó: doanh nghiệp (05), chiếm 0,17 %; HTX (04), chiếm 0,13 %, THT (07), chiếm 0,23 %; hộ làng nghề (2. 989 hộ), chiếm 99, 47 %. 

Tổng số lao động trong làng nghề là 5.981 lao động, chủ yếu là lao động nữ và độ tuổi trung niên, lớn tuổi. Lao động trẻ (dưới 35 tuổi) rất ít, tập trung chủ yếu ở Làng nghề mộc Kim Bồng. Điều này cho thấy’ ap lực vê nhân lực trẻ kế thừa nghề tại các làng nghề là rất lớn. 

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng tham gia ngành nghề tại nhiều làng nghề gặp nhiều khó khăn, sản xuất chỉ ở mức độ duy trì nghề, không ổn định, hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Chỉ có một số ít làng nghề duy trì ổn định như: Làng nghề mộc Kim Bồng, Làng nghề gốm Thanh Hà (nhờ gắn vơi phát triển du lịch); Làng nghề trồng rau Trà Quế; Làng nghề vấn chối Chiêm Sơn; Làng nghề Quản Hương; Làng nghề nước mắm Cửa Khe; Làng nghề trồng rau Hưng Mỹ; Làng nghề bún Phương Hòa; Làng nghề bánh tráng Đại Lộc.

Những cơ sở hoạt động ngành nghề tại các làng nghề có điều kiện về mặt bằng, chủ động được nguồn nguyên liệu, vốn, mạnh đạn đầu tư mua sắm trang máy móc phục vụ sản xuất, chủ động tìm được đầu ra cho sản phẩm..., đặc biệt là sự năng đọng, nhạy bén, thích ứng với cơ chế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tương đối tốt, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định và thường xuyên các tháng trong năm (từ trên 03 triệu-06 triệu đồng/tháng). Tiêu biểu như: Cơ sở sản xuất của hộ ông Huỳnh Ri, Huỳnh Sướng, Phan Xuân Nguyên (Làng nghề mọc Kim Bồng); Cơ sở sản xuất chổi đót của hộ ong Nguyễn Nhất Tuấn (Làng nghề vấn chổi Chiêm Sơn), THT sản xuất nước mắm Cửa Khe (Làng nghề nước măm cửa Khe), THT rau Trà Quế (Làng nghề rau Trà Quế), Cơ sở sản xuất hương của họ ông Võ Tấn Hiếu (Làng nghề Quản Hương), Xí nghiệp mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ (Làng nghề mây tre là thị trấn Núi Thành)… 

Mức thu nhập bình quân chung/lao động/tháng năm 2016 thấp, dao động từ 0,5 triệu đồng đến khoảng 06 triệu đồng. Số làng nghề mà người lao động có mức thu nhập bình quân chung/lao động/tháng năm 2016 từ 03 triệu đồng trở xuống chiếm khoảng 60 %, tập trung ở những làng nghề dệt vải, dệt thổ cẩm, dệt chiếu cói, nón lá, đan lát, rèn, chế biến nước mắm.

Trần Hiền

Lượt xem:  1,377 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com