hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Điện Bàn dấu ấn 5 năm xây dựng NTM (06/10/2016)
Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011-2015) với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, Điện Bàn đã đạt được những thành quả đáng tự hào: Những làng quê khởi sắc; cơ sở hạ tầng được nâng cấp; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố…

Năm 2014, Điện Bàn có 3 xã hoàn thành NTM. Đến cuối năm 2015, toàn thị xã có tổng cộng 10/13 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, 3 xã còn lại sẽ phấn đấu đạt chuẩn trong năm 2016. Ngày 29/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-TTg công nhận thị xã Điện Bàn đạt chuẩn NTM năm 2015. Giai đoạn 2016-2020, thị xã Điện Bàn sẽ tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa tại 19 xã, phường với diện tích 3.560 ha, kinh phí dự kiến khoảng 1.501,2 tỉ đồng. 

Những khó khăn thách thức

Nhìn lại thời điểm bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Điện Bàn gặp phải những khó khăn trở lực rất lớn. Nhiều người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban ngành trong việc triển khai chương trình còn nhiều lúng túng, bị động chưa tạo được sự thống nhất cao. Nhiệm vụ xây dựng NTM ở cấp xã là quyết định nhưng thực tế việc lãnh đạo chỉ đạo của các địa phương thiếu quyết liệt, chưa thật sự tâm huyết. Nhu  cầu vốn đầu tư thực hiện chương trình NTM còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng địa phương, mặc khác đời sống nhân dân khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do giá nông sản thấp, không ổn định kéo theo việc vận động huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện chương trình còn gặp nhiều trở ngại. Cơ sở vật chất ở nhiều xã nông thôn còn nghèo nàn lạc hậu, cộng với đó là sự xuống cấp của môi trường và hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã…
Nói về những khó khăn trong ngày đầu thực hiện chương trình lớn ông Phan Minh Dũng- Phó Chủ tịch UBND, Phó BCĐ NTM thị xã cho biết: Trong quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM, Điện Bàn gặp rất nhiều khó khăn, trở lực; thách thức lớn nhất trong những ngày đầu bắt tay thực hiện chương trình là người dân chưa thực sự hiểu vấn đề, chưa thấy được trách nhiệm tham gia xây dựng NTM của mình ngay tại địa bàn dân cư, tại nơi gia đình sinh sống vì thế công tác phối hợp gặp vô vàn khó khăn. Một trở ngại khác đối với địa phương đến từ yếu tố tự nhiên, Điện Bàn nằm ở hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn với địa hình trũng thấp nên thường gánh chịu nhiều đợt bão lũ khiến sinh hoạt của bà con nhân dân bị ảnh hưởng, sản xuất bị thiệt hại nghiêm trọng.
 
Và những cú huých
 
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm lâu dài nên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, Điện Bàn đã “biến” những khó khăn, thách thức thành động lực phát triển. Ngay từ những ngày đầu UBND thị xã đã thành lập BCĐ Nông thôn mới để tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra. Đị kỳ hàng tuần, Thị ủy, UBND lại tổ chức họp giao ban, đôn đốc các xã về tiến độ thực hiện để kịp thời giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.Từ nguồn vốn huy động thực hiện chương trình hơn 1.257 tỷ đồng, 5 năm qua thị xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm bùn lầy, nhỏ hẹp, trụ sở làm việc, nhà văn hóa thôn, trạm y tế xuống cấp trước đây, đã được các địa phương tích cực triển khai cơ chế hỗ trợ xi măng, huy động nội lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa, mở rộng các tuyến đường. Thị xã đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp  sửa chữa 140,685 km giao thông nông thôn, 118,670 km giao thông nội đồng, kiên cố hóa được 102,405 km kênh mương loại III, xây dựng mới và nâng cấp 9 trạm bơm.
 
Nhiều chương trình chung tay giảm hộ nghèo bền vững được triển khai thực hiện tốt như chương trình đào tạo nghề cho con em gia đình chính sách; cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế… nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã ngày càng giảm, Hiện nay, bình quân tỷ lệ hộ nghèo của 13 xã chỉ còn 3,63%, giảm 6,11% so với cách đây 5 năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng trưởng khá, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với đầu tư và ứng dụng KHKT do đó năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên đáng kể. Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy, anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

Ông Nguyễn Đức Chơi- Trưởng phòng Kinh tế thị xã cho biết: Chương trình xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn 13 xã, số xã đạt trên 14 tiêu chí NTM theo quy định là 3/13 xã, tỷ lệ 23%. Trong đó thu nhập và hộ nghèo là 2 tiêu chí được thị xã đặc biệt quan tâm trong tiến trình xây dựng NTM. Để hoàn thành tốt hai tiêu chí này thời gian qua chúng tôi đã tập trung chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh giải quyết nguồn lao động tại chỗ nhờ đó thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 13 xã đạt 26,6 triệu đồng tăng xấp xỉ 11,2 triệu đồng so với năm 2011.

Cần những giải pháp lâu dài…

Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM 5 năm qua ở Điện Bàn  đem lại những lợi ích to lớn và thiết thực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại về mặt quản lý nhà nước khi một số địa phương trong hệ thống chính trị xã hội không đủ năng lực, người đứng đầu còn thiếu và yếu về tư duy cũng như nhận thức trong xây dựng nông thôn mới… Từ thực tế đó cần phải có những giải pháp hiệu qủa lâu dài để Điện Bàn phát huy tối đa những lợi thế sẵn có sẵn tạo “bàn đạp” phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương. Công tác vận động tuyên truyền cần được tăng cường và chú trọng  để cán bộ và nhân dân hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa trách nhiệm, nghĩa vụ tầm quan trọng của chương trình nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân để họ chủ động tích cực tham gia xây dựng NTM với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.Phát biểu tại hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới ở Điện Bàn, Phó Chủ tịch tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh thời gian đến địa phương cần tập trung khắc phục những khó khăn tồn tại trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Chú trọng đến sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa, đẩy nhanh dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, chủ động với ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng phát triển nền nông nghiệp đô thị sản xuất ra những sản phẩm an toàn; tổ chức liên kết tiêu thụ trên từ đồng ruộng đến các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó địa phương cần phải quy hoạch mạng lưới trang trại hạn chế ô nhiễm môi trường”.Chặng đường 5 năm xây dựng NTM ở Điện Bàn không phải là thời gian quá dài nhưng với thành quả đã đạt được, chúng ta có thể tin tưởng và kỳ vọng một bức tranh miền quê NTM rộng lớn và khởi sắc; một diện mạo NTM Điện Bàn vạm vỡ ngày càng giàu đẹp văn minh…

 

Theo Dienban.gov.vn

Lượt xem:  1,142 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com