hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Một vài suy nghĩ về phát triển Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn huyện Điện Bàn trong những năm đến (25/06/2015)
Nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, gắn bó hữu cơ với những ngành nghề và lĩnh vực khác.... là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội tạo nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển đất nước. Với ý nghĩa “nông nghiệp là mặt trận, nông dân là chủ thể và nông thôn là địa bàn” cho thấy nông nghiệp - nông dân - nông thôn có một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, là tiền đề, là động lực cho nhau trong quá trình phát triển.

Trong quá trình đổi mới Đảng ta xác định rõ hơn, cụ thể hơn vị trí, vai trò nông nghiệp - nông dân -  nông thôn. Chính vì vậy, nông nghiệp - nông dân - nông thôn nước ta đã có những bước phát triển nhanh, mạnh và đạt nhiều thành tựu rất quan trọng.           

        Nhìn chung, thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn, cùng với sự phấn đấu vươn lên của người nông dân, đời sống mọi mặt ở nông thôn được nâng cao rõ rệt, các nhu cầu của người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn đã đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết như:

- Vấn đề đảm bảo chỉ tiêu an toàn lương thực với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng sản xuất hiệu quả.

- Vấn đề đất đai manh mún với xu hướng phát triển mạnh kinh tế hàng hoá.

- Vấn đề nguồn nhân lực nông thôn, nhu cầu vốn đầu tư, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ KHKT với yêu cầu  phát triển nền nông nghiệp sản xuất lớn.

- Vấn đề phát triển CN - TTCN nông thôn, khôi phục, mở rộng ngành nghề truyền thống để chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết lao động nông thôn.

- Vấn đề tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp...

           - Sự khác biệt giữa đời sống nông thôn và đô thị ngày càng lớn, thụ hưởng thành quả công cuộc đổi mới của người nông dân ít hơn so với các thành phần khác...

Để giải quyết những vấn đề trên, ngoài những giải pháp, biện pháp của Trung ương, Tỉnh mang tính vĩ mô, định hướng, với đặc điểm, tình hình về nông nghiệp - nông dân - nông thôn trên địa bàn huyện, Điện Bàn tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu về phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn trong thời gian đến nhằm hướng đến mục tiêu "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở nông thôn" theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Khoá X.

Thông qua bài viết này, tác giả chỉ muốn nêu lên một vài suy nghĩ của mình về vấn đề phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn huyện nhà trong thời gian đến, đó là:

1. Đối với nông nghiệp:

- Phát huy lợi thế về tiềm năng đất đai của một huyện đồng bằng, hằng năm được bồi đắp một lượng lớn phù sa từ các con sông: sông Thu Bồn, sông Yên, sông Vĩnh Điện...để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, bền vững cần tiến hành quy hoạch phát triển các vùng, ngành sản xuất và tập trung thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp trên cơ sở điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương (các xã trọng điểm lúa như: Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước, Điện An và một phần của Điện Minh, Điện Phương quy hoạch sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao; các xã vùng Gò Nổi và bãi bồi ven sông quy hoạch vùng chuyên canh  sản xuất cây ngô giống; cac xã còn lại quy hoạch sản xuât cây nguyên liệu, thực phẩm  phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu...)

Gắn quy hoạch vùng sản xuất với quy hoạch mạng lưới giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hoá vào đồng rộng, với quy hoạch hệ thống kênh mương tưới tiêu khoa học, có như vậy chúng ta mới có những cánh đồng cho năng suất, chất lượng cao với giá thành hạ.

 

- Mang đặc trưng nền nông nghiệp ven đô thị cung cấp nông sản thực phẩm cho thành phố Đà Nẵng, Hội An, các khu Công nghiệp, đô thị tập trung phục vụ du lịch và hướng tới xuất khẩu cần định hướng và phát triển các loại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu thị trường (hiện nay, lúa thơm rất được ưa chuộng và gía bán bằng 1,5 lần lúa thường), chú ý quy hoạch các vùng trồng rau sạch, hoa cây cảnh, cá cảnh, phát triển nuôi trồng thuỷ đặc sản... ở các địa phương ven đô thị, khu công nghiệp.

- Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp chế biến  nhằm nâng cao giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh, tạo uy tín trên thị trường và hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản. Gắn sản xuất nông lâm ngư nghiệp với công nghiệp chế biến để phục vụ cho đời sống nhân dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

2. Đối với nông dân:

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên tuyền, tập huấn... trình độ sản xuất nói riêng, trình độ dân trí nói chung của người nông dân ngày nay đã được nâng cao rõ rệt nhưng với bản chất tư hữu, bảo thủ, vì vậy trong tổ chức sản xuất tình trạng tự phát, manh mún, không theo kế hoạch, quy hoạch đã xây dựng là điều không thể tránh khỏi từ đó làm hạn chế không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải tổ chức cho nông dân tham gia tích cực vào tổ chức đại diện để người nông dân vừa phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, vừa sản xuất đúng kế hoạch, quy hoạch đã xây dựng trong điều kiện hướng đến nền sản xuất hàng hoá. Hay nói cách khác là tập trung củng cố Hội Nông dân các cấp đủ mạnh, đủ tầm để thu hút và tập hợp nông dân, đồng thời thông qua đó phát động phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và nhân rộng những gương điễn hình tiến tiến cho mọi nông dân học tập, làm theo.

Tập trung củng cố và đổi mới HTX NN, có chính sách hỗ trợ cho HTX NN phát triển để HTX NN thật sự là "chỗ dựa vững chắc" cho hộ nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường, thông qua HTX nông dân được hỗ trợ các dịch vụ trước, trong và sau sản xuất, đồng thời cũng có điều kiện để người nông dân tham gia xây dựng HTX NN. Đây là một thành phần kinh tế rất quan trọng ở nông thôn.

 

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có kiểm soát) cho các HTX NN trong hoạt đông liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thông qua đó tìm kiếm và ổn định được thị trường, quan trọng hơn là giúp cho người nông dân làm quen với sản xuất hàng hoá thông qua hợp đồng và dần khắc phục tình trạng tự phát, manh muốn (kinh nghiệm từ việc sản xuất ớt Hàn Quốc tại Điện Quang, sản xuất lúa giống ở Điện Hồng...).

 

Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các hiệp hội, các câu lạc bộ: Hội làm vườn, Hội sinh vật cảnh, Hội làm nấm rơm, Câu lạc bộ chăn nuôi bò, Câu lạc bộ nuôi cá nước ngọt... tạo cho người nông dân có nhiều tổ chức lựa chọn tham gia và phát huy khả năng của họ ở những lĩnh vực có ưu thế, lợi thế để giúp người nông dân vươn lên làm giàu.    

 

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các cụm CN, Khu du lịch nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống... tạo cơ hội việc làm cho lao động, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi tăng hiệu quả sử dụng đất, hấp dẫn lao động nông nghiệp gắn bó với quê hương, làm giàu trên mảnh đất của mình. Thu hút lực lượng lao động làm ăn xa về quê tạo cho họ việc làm và có cuộc sống ổn định.

 

3. Đối với nông thôn:

 

Bên cạnh việc, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: tầng hoá trường học, trạm y tế xã, bê tông giao thông nông thôn, kiên có hoá kênh mương, thuỷ lợi hoá đất màu... tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cần chú ý đầu tư các thiết chế văn hoá ở nông thôn, nhất là nhà sinh hoạt thôn, đảm bảo quỹ đất để quy hoạch xây dựng nhà hội họp, hoạt động thể dục, thể thao, khuôn viên cây xanh ... vừa tạo bộ mặt cho nông thôn mới, vừa có nơi để nhân dân sau những giờ lao động mệt nhọc vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cũng như bàn bạc các vấn đề liên quan đến sản xuất, xây dựng thôn xóm... góp phần rút ngắn khoảng cách đời sống giữa thành thị và nông thôn. (hiện nay quỹ đất dành cho xây dựng thiết chế văn hoá, nhất là nhà sinh hoạt thôn là chưa tương xứng).

 

Xác định lại tiêu chí (chú ý về chất lượng) xây dựng thôn văn hoá, xã văn hoá cho phù hợp với điều kiện, tình hình hiện nay ở nông thôn, nhất là tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường... ở nông thôn đảm bảo cho nhân dân yên tâm sản xuất, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thắng lợi cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn mà ở đó nông dân là những "chủ thể " thực thụ./.

 

TH(Theo Dienban.gov.vn)

Lượt xem:  1,997 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 138 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com