hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Ban hành kế hoạch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2015 (03/12/2014)
Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2015 vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 3/12.
 
Mục tiêu của kế hoạch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm; bảo vệ tốt đàn vật nuôi. Hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ động vật truyền sang người, bảo vệ sức khỏe cho con người. Phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% trở lên so với tổng đàn gia súc, gia cầm; tiêm đúng quy trình kỹ thuật để tạo miễn dịch tối ưu cho đàn gia súc, gia cầm và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước do dịch bệnh gây ra.
 
Theo kế hoạch, trong năm 2015 sẽ triển khai 2 đợt tiêm phòng chính cho gia súc, gia cầm, trong đó đợt 1: bắt đầu từ tháng 02/2015 đến tháng 3/2015; đợt 2: bắt đầu từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015. Riêng đối với chó, mèo sẽ tiêm 01 đợt vào tháng 5 và tháng 6 năm 2015.
 
Ngoài thời gian tiêm phòng định kỳ theo hai đợt chính nêu trên, các địa phương sẽ tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới sinh, nở đến độ tuổi tiêm phòng; gia súc, gia cầm mới nhập đàn; gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt chính, cụ thể:
 
- Ngày 05 hằng tháng, UBND cấp xã đăng ký vắc-xin tiêm phòng bổ sung với UBND cấp huyện (qua Trạm Thú y); ngày 08 hằng tháng UBND cấp huyện đăng ký số lượng vắc-xin với Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thú y) để chủ động cung ứng vắc-xin theo nhu cầu của các địa phương.
 
- Từ ngày 10-15 hàng tháng tổ chức tiêm phòng cho những đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng bổ sung nêu trên.
 
Kế hoạch cũng nêu rõ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc, gồm: Lở mồm long móng gia súc; Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; Dịch tả lợn; Cúm gia cầm; Niu-cat-xơn; Dịch tả vịt; Bệnh Dại. Đối với những bệnh tiêm phòng để khống chế dịch bệnh sẽ theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT. Những bệnh khác không thuộc quy định phải tiêm phòng bắt buộc thì tùy điều kiện thực tế chủ chăn nuôi tự đăng ký mua vắc-xin tiêm phòng để chủ động phòng bệnh.
 
UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật trên địa bàn quản lý. Xem đây là chỉ tiêu thi đua của từng đơn vị. Trong đó chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Trạm Thú y tham mưu UBND cấp huyện kế hoạch tiêm phòng (kể cả tiêm phòng đợt chính và tiêm phòng bổ sung) của địa phương. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến tận hộ chăn nuôi về Kế hoạch tiêm phòng này; trong đó lưu ý tuyên truyền chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác tiêm phòng (vắc-xin, tiền công tiêm phòng...) và chỉ những người chăn nuôi chấp hành các quy định về tiêm phòng mới được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của UBND tỉnh. Thường xuyên đưa thông tin về các địa phương, đơn vị tổ chức tốt công tác tiêm phòng, cũng như các địa phương, đơn vị tổ chức chưa tốt để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn,…
 
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện phân công các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện phụ trách từng địa bàn và chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng để bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng của địa phương; đồng thời báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND cấp huyện để theo dõi, chỉ đạo.
 
Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị cung ứng các loại vắc-xin theo đúng quy định để mua đủ số lượng, bảo đảm chất lượng phục vụ công tác tiêm phòng. Chỉ đạo cơ quan thú y các cấp tham mưu cho chính quyền cùng cấp tổ chức tiêm phòng, quản lý, sử dụng vắc-xin đúng mục đích, đúng đối tượng và thực hiện thanh, quyết toán theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp trong năm, có phát sinh thêm chương trình hỗ trợ vắc-xin từ các nguồn khác, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quyết định phân phối cho các địa phương để thực hiện tiêm phòng theo quy định và báo cáo UBND tỉnh để theo dõi.
 
Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thành phố để thực hiện công tác tiêm phòng đảm bảo đạt hiệu quả cao.
 
Các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người của tỉnh theo phân công tại Quyết định số 76/QĐ-BCĐ ngày 19/11/2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người tỉnh tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện công tác tiêm phòng đạt hiệu quả.
 
UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh, các đoàn thể nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền và ngành Thú y cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, chủ động tham gia thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi đạt hiệu quả.
 
Đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức tiêm phòng trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Theo thẩm quyền kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc, gia cầm chấp hành Kế hoạch tiêm phòng này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi.
 

Linh Chi (quangnam.gov.vn)

Lượt xem:  2,158 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 6 1 2 3 4 5 6
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com