hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Thúng chai xuất khẩu (24/03/2014)
Nghề truyền thống đan thúng chai ở xã Điện Dương (Điện Bàn) không chỉ phục vụ bà con ngư dân mà nay còn được xuất ngoại, đem lại thu nhập cao cho người làm nghề.

 

Theo ông Trần Thái Thanh - chủ cơ sở thúng chai Trần Thanh ở thôn Hà Quảng Đông (xã Điện Dương), gần đây vì thích thú với thúng chai Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài khi đi du lịch qua đây mua về nước để sử dụng. Bình quân mỗi tháng cơ sở của ông Thanh làm được khoảng 8 cái bán cho khách “Tây”. “Có khi đang làm cho khách hàng trên địa bàn thì khách Tây họ đi du lịch ngang qua thấy đẹp nên mua, mình đành phải bán cho họ” - ông Thanh bộc bạch. Ông Trần Văn Khoa - Giám đốc Công ty Du lịch Khoa Trần Hội An cho biết, từ khi công ty đưa loại hình du lịch khám phá nghề chài lưới của ngư dân bằng thúng chai thì du khách, đặc biệt là khách Úc, Mỹ, Pháp thường nhờ công ty hỏi mua giùm thúng chai đem về nước để sử dụng.

Ông Trần Thái Thanh đang lận vành thúng chai. Ảnh: HOÀNG YÊN
Ông Trần Thái Thanh đang lận vành thúng chai. Ảnh: HOÀNG YÊN

Mới đây, cơ sở Trần Thanh nhận đơn đặt hàng 20 thúng chai từ du khách nước Úc. Họ đặt mua thúng chai ở đây vì sản phẩm đẹp, chất lượng cao. Việc đưa sản phẩm thúng chai Điện Dương sang trời Tây là một bước phát triển của làng nghề đan thúng chai ở địa phương. Ước tính, mỗi năm những cơ sở sản xuất thúng chai ở Điện Dương xuất khẩu khoảng hơn 100 chiếc. Ngoài ra, tại nơi sản xuất cũng đón tiếp hàng chục du khách đến tham quan mỗi ngày. Du khách tận mắt chứng kiến người thợ làm thúng chai hoàn toàn bằng đôi tay của mình. Ông Francois Toulour (du khách Pháp) cho biết: “Ở nước tôi không có loại thúng chai này đâu, qua Việt Nam thấy thúng chai rất đẹp, đặc biệt làm hoàn toàn bằng thủ công, tôi rất thích nên mua về để  bơi trên các dòng sông ở Pháp”.

Ông Trần Dư, người có thâm niên làm thúng hơn 40 năm ở làng Hà Quảng Đông chia sẻ, để hoàn thành một chiếc thúng phải qua nhiều công đoạn: chẻ, vót tre, đan mê, lận, nức, quét dầu rái... Làm thúng chai là nghề khó, đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo, khỏe mạnh, có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt. Do vậy, nghề làm thúng chai rất vất vả, công phu, lớp trẻ ngày nay chẳng còn quan tâm mấy cái nghề đan lát thuyền thúng thủ công. Thuyền thúng gắn với giá trị văn hóa biển. Ông Dư không nhớ nổi có bao nhiêu chiếc thuyền thúng đã được đan từ bàn tay của ông để phục vụ cho ngư dân Điện Dương, Hội An và các tỉnh lân cận. Cơ sở có tiếng tăm nên ngư dân ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang… tìm đến nhà ông hỏi mua sản phẩm. Bình quân mỗi tháng gia đình ông làm khoảng 15 thúng chai các loại với giá khác nhau, loại nhỏ 2,5 - 3 triệu đồng, loại lớn 8 - 10 triệu/cái. Ông Dư ước tính bình quân mỗi tháng thu nhập hơn chục triệu đồng. Ông Trần Thái Thanh cho biết: “Hiện đang vào mùa đánh bắt thủy sản nên tôi phải làm việc liên tục để kịp cung ứng các đơn hàng. Từ đầu năm đến nay, đơn đặt hàng xuất ngoại nhiều nên tôi phải thuê thêm thợ làm để kịp giao hàng. Hiện số thợ của tôi là khoảng 10 người, làm ăn lương theo sản phẩm, thu nhập trung bình trên 3 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, khi đơn hàng ổn định, tôi sẽ tăng lương để giữ chân lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm”.

 

Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,552 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 4 1 2 3 4
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com