hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hiệp Đức: Nhìn lại kết quả 03 năm thực hiện chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo miền núi (24/01/2014)
Là huyện miền núi nghèo, điều kiện KT-XH, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện và cơ sở đã tập trung tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, nhất là đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho công tác phát triển KT-XH và giảm nghèo. Trong 03 năm qua, Huyện ủy đã chỉ đạo tăng cường các giải pháp và tích cực tranh thủ các nguồn lực đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giảm nghèo trên địa bàn huyện.

 Với các cơ chế, chính sách về vay vốn, hỗ trợ người nghèo trong sản xuất, ổn định cuộc sống được chỉ đạo thực hiện khá tốt với tổng nguồn đầu tư trên 151 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ các chương trình vay vốn gần 140 tỷ đồng như: vốn vay ưu đãi hộ nghèo: 42 tỷ đồng với hơn 4.300 lượt hộ vay; vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm: 2,79 tỷ đồng/36 lượt dự án; vốn vay WB3 gần 50 tỷ; vốn vay vùng KT-XH khó khăn hơn 14 tỷ; vốn vay học sinh, sinh viên gần 24 tỷ; vốn vay xây dựng nhà ở theo Quyết định 167 gần 7 tỷ...; kinh phí từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước gần 11,5 tỷ đồng.

Về chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo: cùng với nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ người nghèo về nhà ở, Mặt trận Tổ quốc huyện đã tranh thủ các nguồn vận động được đầu tư gần 6 tỷ đồng xây dựng 241 nhà Đại đoàn kết cho đối tượng xã hội. Năm 2009, huyện thực hiện chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, đến nay đã thực hiện 990 nhà với tổng kinh phí từ ngân sách hỗ trợ là trên 10,377 tỷ đồng, vốn từ nguồn quỹ Vì người nghèo do Mặt trận Tổ quốc vận động hỗ trợ 909 triệu đồng (909 nhà đã hoàn thành) và vốn vay từ chương trình là trên 7 tỷ đồng. Chương trình 134 đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng 566 hộ/593 hộ đạt 95,4%, với tổng kinh phí 3,76 tỷ đồng. Thực hiện tái định cư theo Quyết định 33 tại thôn 6 xã Phước Trà cho 24 hộ với tổng kính phí 408 triệu đồng. Năm 2013, đang triển khai khảo sát, lập danh sách thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra huyện đã thực hiện các chính sách trên, chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình 134, 135, thực hiện các chính sách về đất đai, trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, sách vở, thuốc chữa bệnh với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Riêng kinh phí hỗ trợ từ chương trình 134, QĐ 33 và chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo trong 03 năm qua đạt trên 32,7 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, các chính sách về an sinh xã hội cũng được huyện chú trọng thực hiện. Trong 03 năm qua, toàn huyện đã cấp hơn 87.600 lượt BHYT cấp cho người nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 28,6 tỷ đồng. Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý. Phần lớn các trường học được xây dựng kiên cố, trang thiết bị dạy và học được đầu tư, đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Duy trì tốt kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở. Triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học – đúng độ tuổi mức độ 2 bước đầu đạt kết quả. Công tác tuyển sinh hàng năm đạt kế hoạch. Chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả giáo dục - đào tạo được nâng lên khá rõ. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, THCN hàng năm đều tăng.
 
Công tác xoá đói giảm nghèo được chỉ đạo triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép nhiều chương trình KT-XH đạt kết quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 3% (hiện nay còn 33,51%). Hàng năm giới thiệu việc làm cho gần 1.000 lao động và đến nay đã xuất khẩu được 35 lao động. Đáng chú ý là qua phát triển cây cao su, đã góp phần giải quyết đáng kể lực lượng lao động và tăng thu nhập cho người dân.
 
Những kết quả đạt được của huyện trong thời gian qua chưa phải là cao, nhưng cũng đã thể hiện sự đồng sức đồng lòng, sự quyết tâm của cả tập thể lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo; cũng từ đây đời sống người dân cũng được cải thiện về vật chất và tinh thần, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững
 
Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi kể trên, trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, huyện đã gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất có thể kể đến là Điểm xuất phát trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, dân cư phân tán. Bên cạnh đó, trình độ và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, bất cập. Số lao động có tay nghề còn thấp. Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản địa. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đi mạnh vào sản xuất hàng hoá. Chất lượng công tác đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, một số lao động sau khi học nghề vẫn chưa tìm được việc làm.
 
Mặt khác, nhận thức về trách nhiệm của người nghèo trong việc thoát nghèo chưa cao, một bộ phận không nhỏ còn thiếu quyết tâm, trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp từ các chính sách của Nhà nước. Đây là lý do dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao và thiếu tính bền vững, nhất là 03 xã vùng cao nguy cơ tái nghèo rất dễ xảy ra.
 
Theo ông Nguyễn Văn Nam – Phó chủ tịch UBND huyện cho biết để hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững, trong những năm tới, cùng với việc cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòngtrên địa bàn huyện và tình hình thực tế của địa phương, huyện Hiệp Đức đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện từ nay đến năm 2015 như sau: ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông liên xã, những vùng trọng yếu. Từng bước bê tông hóa hoặc nhựa đường các tuyến đường mới mở, nâng cấp, cải tạo, đảm bảo chất lượng và phù hợp với đặc điểm địa hình của địa phương. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên xã theo tiêu chuẩn phù hợp với quy mô cấp đường của nông thôn mới. Tập trung hoàn thành các tuyến đường đến trung tâm xã đã được phê duyệt; tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi theo hướng kiên cố hoá và tăng hiệu quả đầu tư, bảo đảm an toàn và chủ động tưới tiêu kịp thời cho diện tích canh tác lúa nước. Song song với đó, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trường lớp, đầu tư đồng bộ các hạng mục và trang thiết bị theo hướng đạt chuẩn, đảm bảo nhu cầu học tập…

Quang Sơn

Lượt xem:  2,244 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com