LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRỒNG RAU TRÀ QUẾ
a. Địa
chỉ: Thôn
Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam
b. Đơn
vị đại diện:
Ban Quản lý làng rau Trà Quế
c. Số
điện thoại liên lạc: 0989.397512
d. Giới
thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:
Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, thành
phố Hội An nằm cách trung tâm Hội An 2,5km về
phía Đông Bắc. Vùng đất Trà Quế có
địa hình tương đối bằng phẳng,
độ cao trung bình 1,2-1,5m so với mực nước
biển. Với 267 hộ, 1.226 nhân khẩu; diện tích
trồng rau 18,5ha, với 202 lao động thường
xuyên. Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ ở
các chợ đầu mối và các siêu thị tại thành
phố Đà Nẵng thông qua Tổ thu gom và tiêu thụ rau
Trà Quế.
Theo hồi tưởng của nhiều bậc
cao niên sinh sống và sản xuất tại Trà Quế
thì làng rau Trà Quế hình thành cách
đây gần 400 năm, những cư dân đầu tiên
đến định cư tại Trà Quế là những
người thuộc các tộc Phạm, Mai, Nguyễn,
Lê. Ban đầu, người dân tại đây sinh sống
bằng nghề chài lưới, sau đó lên bờ
định cư khai khẩn đất hoang để
trồng rau, màu. Qua quá trình sinh sống, giao lưu phát
triển kinh tế, trong làng đã phát triển thêm các
tộc họ khác như Trần, Hồ... Trải qua
hàng trăm năm, với những điều kiện
đặc thù về tự nhiên, đặc biệt có đầm
Trà Quế là nơi cung cấp nguồn rong cực
kỳ dồi dào để nông dân dùng làm phân bón,
các loại rau phong phú về chủng loại nên
các loại rau xanh, rau thơm tại nơi đây có
mùi vị đặc trưng mà khó có
loại rau nào ở nơi khác có
được.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ, người dân Trà Quế không chỉ
sản xuất rau xanh, thực phẩm mà còn
trực tiếp tham gia cách mạng và nuôi
giấu cán bộ cách mạng. Có thể
nói Trà Quế giai đoạn này là một
trong những cái nôi của phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc ở Hội An. Dù
nhiều lần bị địch đánh phá
ác liệt, nhiều người đã ngã
xuống, đã hy sinh xương máu nhưng
người dân Trà Quế vẫn kiên trung, bất
khuất, ngày sản xuất rau, đêm đào
hầm nuôi giấu cán bộ. Những gánh rau
Trà Quế không chỉ nuôi sống gia đình
mà còn góp phần nuôi quân, nuôi cán bộ;
hương rau Trà Quế không chỉ mang hương
vị của biển, của gió, của cát,
của rong đầm Trà Quế mà còn có
cả mồ hôi, nước mắt và cả máu
của những người con Trà Quế
đã đổ xuống để bảo vệ,
gìn giữ, xây dựng mảnh đất
này.
Trước đây, do
hình thức sản xuất rau xen cư nên diện
tích nhỏ lẻ, ít được đầu
tư thâm canh, hiệu quả kinh tế từ việc
trồng rau chưa nói lên hết tiềm năng
của vùng rau… Năm 2001, với mục
đích phát triển một vùng rau chuyên canh,
vừa sản xuất ra thực phẩm,
vừa phát triển du lịch, UBND thị xã
Hội An (nay là thành phố Hội An) đã
quy hoạch làng rau Trà Quế thành vùng rau chuyên
canh tập trung với diện tích từ 10ha thành
18,5ha, tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất, nâng cao sản
lượng và hiệu quả kinh tế của
việc trồng rau. Việc quy hoạch Làng rau Trà Quế vừa
góp phần phục hồi và lưu giữ một làng
nghề truyền thống từ lâu đời, vừa
tạo thêm loại hình du lịch mới ở Hội An. Năm
2003, thành phố chính thức khai trương tour du lịch
“Làng rau Trà Quế” với nhiều hoạt động
hấp dẫn, lôi cuốn, trong đó có hoạt
động “Một ngày
làm nông dân làng rau Trà Quế“.
Năm 2006, làng rau Trà
Quế được Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh
Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất rau an toàn. Năm 2009,
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Rau Trà Quế
Hội An.
Người dân Trà Quế bao đời nay
gắn bó với cây rau, với cái cuốc, cái
rổ, đôi gióng, đôi gàu nặng trĩu trên vai… nỗi
vất vả không chỉ thể hiện qua bàn tay thô
ráp, giọt mồ hôi mặn chát, mà còn
được gửi vào lời ca, tiếng hát: “Muốn về Trà Quế mà
chơi/ Nghĩ lại sự đời gánh nước
chai vai”; “Gió đưa cây cải
về trời/ Rau răm ở
lại chịu nhiều đắng cay”…
Vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm, Lễ hội Cầu Bông - Làng rau Trà Quế được nhân dân trong thôn tổ
chức long trọng nhằm cúng dâng lễ
vật lên Thần nông với
mong muốn: “Cầu cho mưa thuận, gió hòa, rau hoa
tươi tốt - Cầu cho một năm mùa bộ thu - Cầu
cho thôn xóm an lành”. Chính lễ hội này đã gắn với sự
ra
đời của làng rau Trà Quế. Lễ tế được diễn ra theo nghi lễ
truyền thống, có đội gia lễ, ban nhạc bát
âm, có chủ xướng, chủ tế, tả hữu phân
hiến, học trò lễ. Lễ cúng bắt đầu
từ 7h00 – 10h00 ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch;
lễ vật được mỗi gia đình tự
chuẩn bị ở nhà mang đến gồm:
hương, hoa, trà, vàng mã, con gà trống (cắm dao tre trên
lưng gà, cắm hoa trên miệng gà, kèm theo miếng
huyết, bộ lòng, cặp giò), lễ vật đặc
trưng là xôi hồng và món tôm “bằng hữu”
đặc sản Trà Quế. Khi cúng vái người ta
thường vái Thành Hoàng bổn xứ của xứ
đất Trà Quế và những vị tiền hiền
của nghề trồng rau. Sau khi cúng xong, đem giò gà dự
đoán năm đó cuộc sống thế nào và không quên
để lại bộ lòng gà và miếng xôi cho
người thủ từ.
Bên cạnh đó,
mồng 7 tháng Giêng âm lịch cũng là ngày cúng hạ nêu, cây
nêu được dựng vào ngày cuối năm với ý nghĩa
xua đuổi tà ma, giữ cho xóm, làng yên ổn. Cây nêu
gồm cây tre xanh, ngọn thẳng, có treo 2 cái rọ tre,
trong rọ bỏ trầu, cau, vàng mã và treo bùa tứ tung
đan bằng tre.
Lễ cúng Xuân - Thu
nhị kỳ cũng được người
dân Trà Quế tổ chức thường xuyên hàng
năm để cầu cho mưa thuận gió hòa,
mùa màng không bị sâu bệnh phá hoại, đồng
thời mong cho dân làng yên ổn.
e. Các
sản phẩm đặc trưng: Các loại rau ăn lá, rau gia vị được
sản xuất theo hướng an toàn, với khả năng cung ứng cho thị trường
khoảng 705 tấn/năm. Các
món ăn nổi tiếng như: tôm “bằng hữu”, cao
lầu, mì quảng, bánh tráng cuốn rau sống,
nước é.
f. Video clip liên quan:
https://www.youtube.com/watch?v=eVtS1D7M_Ug
https://www.youtube.com/watch?v=XY9k2PFFc8g
https://www.youtube.com/watch?v=vtNDT8iN_XI