hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GỐM THANH HÀ

 

a. Địa chỉ: Đường 28/3, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

b. Đơn vị đại diện: Ủy ban nhân dân phường Thanh Hà

c. Số điện thoại liên lạc: 0235.3864040

d. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:

Làng gốm Thanh Hà được hình thành từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII và phát triển cùng với đô thị thương cảng Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Cách thành phố Hội An khoảng 02km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà nằm sát bên bờ nhánh sông Thu Bồn, vốn rất thuận lợi cho việc chuyên chở sản phẩm tiêu thụ khắp nơi. Sản phẩm gốm Thanh Hà được làm ra bởi những bàn tay điêu luyện của những người thợ lành nghề và bằng những kỹ thuật truyền thống của làng nghề, các mặt hàng gia dụng như: hủ, chậu, nồi, niêu, siêu… đã từng hiện diện trong các gia đình và là những đồ dùng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Hội An và được ưa chuộng trên thị trường xứ Đàng Trong trong một thời gian dài.

Đặc biệt cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất hoàn toàn với kinh nghiệm và kỹ thuật cổ truyền – đây là một trường hợp hiếm có ở Việt Nam và cũng như trên thế giới. Chính vì thế, làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng và của vùng Đông Nam Á nói chung.

Song song với quá trình thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh về xóa các lò nung gạch ngói bằng thủ công, thành phố Hội An đã sớm đề ra chủ trương khôi phục và phát triển nghề gốm truyền thống gắn với du lịch. Trên cơ sở đó, lập và thực hiện phương án chỉnh trang và cải tạo cảnh quan môi trường làng nghề (năm 2001); lập và thực hiện dự án khôi phục và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà (từ năm 2002). Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội làng nghề với tổng kinh phí đầu tư gần 06 tỷ đồng. Đến nay, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm đã cơ bản hoàn thành, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cư dân, tạo cảnh quan, đồng thời tạo điều kiện và môi trường cho làng gốm khôi phục và phát triển.

Bên cạnh đó, thành phố tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề gốm cho lực lượng lao động trẻ nâng cao tay nghề và bồi dưỡng kỹ năng sáng tác mẫu mã sản phẩm; hỗ trợ các hộ, cơ sở sản xuất tham gia các hoạt động lễ hội giỗ tổ nghề gốm, các hội chợ, hội thi, triển lãm trong và ngoài tỉnh; quảng bá làng nghề thông qua việc phát hành tờ rơi, trên mạng internet thành phố; tổ chức tham quan học tập các tỉnh phía Bắc, Quảng Ngãi để cải tiến công nghệ, mẫu mã sản phẩm; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể sản phẩm gốm Thanh Hà – Hội An (được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận năm 2009); đồng thời mở các tour tham quan làng nghề... Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, về khả năng tổ chức quản lý sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường và nhờ đó, chất lượng, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm làng nghề từng bước được nâng lên, được thị trường chấp nhận và du khách tìm đến tham quan làng nghề ngày càng nhiều. Một số lao động trẻ đã bắt đầu cải tiến các sản phẩm truyền thống để tạo ra các sản phẩm mới về đèn lồng, tượng, sản phẩm trang trí nội, ngoại thất phục vụ nhu cầu trang trí cho các nhà hàng, khách sạn, sân vườn. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ - thương mại ở làng nghề bắt đầu được hình thành.

Đến nay, làng nghề truyền thống Gốm Thanh Hà có 30 cơ sở (trong đó: 18 hộ trực tiếp sản xuất sản phẩm gốm và 12 hộ kinh doanh) giải quyết việc làm cho 65 lao động. Doanh thu sản phẩm làng nghề có bước tiến qua các năm. Một số lao động trẻ đã bắt đầu cải tiến các sản phẩm truyền thống để tạo ra các sản phẩm mới về đèn lồng, tượng, sản phẩm trang trí nội, ngoại thất phục vụ nhu cầu trang trí cho các nhà hàng, khách sạn, sân vườn trong và ngoài địa phương. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ - thương mại ở làng nghề được phát triển.

Với những kết quả bước đầu, cùng với sự nỗ lực của cư dân làng nghề và sự hỗ trợ của Nhà nước bằng những cơ chế kịp thời, sát với điều kiện thực tế, trong thời gian đến, Làng gốm Thanh Hà sẽ đẩy nhanh quá trình khôi phục, phát triển làng nghề gắn kết với hoạt động du lịch góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và quan trọng hơn cả, đó là tiếp tục duy trì một làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời.

e. Các sản phẩm đặc trưng: Sảm phẩm gốm Thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống, mười hai con giáp, đèn lồng, tượng… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở có quy mô lớn còn nhận làm các công trình trang trí cho các resort, khách sạn, nhà hàng…

f. Videoclip liên quan:

https://www.youtube.com/watch?v=A3efRca-TpQ

https://www.youtube.com/watch?v=BulFceljBLQ

https://www.youtube.com/watch?v=8HmQ0Qur4Nc

https://www.youtube.com/watch?v=awhO_xc0WPI

https://www.youtube.com/watch?v=i2lw5DxOnX4

https://www.youtube.com/watch?v=TwOX-6irzfU&t=7s

https://www.youtube.com/watch?v=VXDtIzsBvBc&t=3s

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com