Mô hình phát triển du lịch sinh thái Rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh tại xã Cẩm Thanh.
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh khai thác hoạt động du lịch cộng đồng, gắn với nông nghiệp, nông thôn; qua đó góp phần hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trƣng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền, độc đáo, chất lƣợng đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau. Phát triển du lịch nông nghiệp đã trở thành nội dung đột phá trong xây dựng NTM có tác động tích cực phát triển kinh tế nông thôn của Quảng Nam, góp phần thực hiện một số tiêu chí NTM cơ bản, đặc biệt là vấn đề tạo sinh kế và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, duy trì được ngành nghề truyền thống, phát triển các hoạt động dịch vụ bổ trợ cho du lịch, tạo việc làm tại chỗ, góp phần thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, khuyến khích người dân nâng cấp, đầu tư hoàn thiện nhà ở, cơ sở vật chất tiếp đón khách du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch đẹp tại điểm du lịch, tạo lối sống văn minh, lành mạnh và tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội...
Thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 05/QĐ-BCĐTW-PĐPNTM ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chƣơng trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 1983/KH-UBND ngày 08/4/2021 về Triển khai chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa, phát triển du lịch nông thôn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch số 8384/KH-UBND ngày 13/12/2022 về Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 và nhiều văn bản liên quan.
Trên cơ sở các Kế hoạch được ban hành, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai các nhiệm vụ về phát triển du lịch nông nghiệp, nông đến năm 2025. Trọng tâm là công tác triển khai xây dựng các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững. Trong 02 năm 2023, 2024 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Nam đã phối hợp với Văn phòng NTM tỉnh đề xuất hỗ trợ triển khai 14 mô hình du lịch nông nghiệp với tổng kinh phí gần 19 tỷ đồng.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã chú trọng phát triển du lịch nông thôn dựa trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan nông thôn, gắn với các hoạt động không gian sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương đã phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan nông thôn trong phát triển du lịch cộng đồng, với các sản phẩm điển hình như: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn; Tour du lịch trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở Hội An; trải nghiệm Cù Lao Chàm...
Nhiều địa phương khi xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, khám phá vẻ đẹp của những “Miền quê đáng sống” trên vùng đất xứ Quảng; tiêu biểu như: Thôn 4 -xã Tiên Cảnh (có Làng cổ Lộc Yên), thôn Đại Bình - xã Quế Trung (có Làng trái cây Đại Bình ví như làng trái cây vùng Nam bộ thu nhỏ), thôn Trung Thanh (có Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh)… Trong đó, nổi bật là mô hình phát triển du lịch sinh thái Rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An - xã phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về du lịch năm 2024. Đây là một trong những mô hình du lịch nông thôn tiêu biểu hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với doanh thu từ vé tham quan rừng dừa bảy mẫu 27,5 tỷ vào năm 2023 (tăng 250% so với năm 2022 và tăng 2,4% so với năm 2019). Trong 05 tháng đầu năm 2024 dự kiến doanh thu từ vé đạt 14,5 tỷ (tăng 24,87% so với cùng kỳ năm 2023).