hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đa dạng mô hình kinh tế ở Bình Lãnh (14/04/2022)
Từ chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế 7 xã vùng tây giai đoạn 2022 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết 53 của HĐND huyện Thăng Bình, Đảng bộ, chính quyền xã Bình Lãnh nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế.

 

 

 

Nông dân xã Bình Lãnh được tiếp sức phát triển chăn nuôi từ Nghị quyết 53. Ảnh: LÊ TRẦN

Nông dân xã Bình Lãnh được tiếp sức phát triển chăn nuôi từ Nghị quyết 53. Ảnh: LÊ TRẦN

Đưa nghị quyết đến gần dân

Ông Trương Kim Đông - Bí thư Đảng uỷ xã Bình Lãnh thông tin, Bình Lãnh mới ra khỏi Chương trình 135 từ năm 2017, còn nhiều khó khăn. Nghị quyết 53 đã góp phần định hướng phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và chăn nuôi.

Đảng ủy xã chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, vận động nhân dân đăng ký mô hình sát thực tế và phù hợp với khả năng. Cao Ngạn là thôn đầu tiên của Bình Lãnh đủ điều kiện được công nhận danh hiệu “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”. Xã trồng thí điểm 200 cây măng cụt tại Cao Ngạn, xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi dê, bò, nhân rộng ra các thôn còn lại.

Cũng theo ông Trương Kim Đông, để đưa Nghị quyết 53 đi vào thực tiễn, Đảng ủy, UBND xã Bình Lãnh xác định tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng công nghệ cao.

Tập trung chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm. Tích cực xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tăng cường liên kết sản xuất, chú trọng liên kết 4 nhà, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân, là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết.

Tích cực xây dựng, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân làm kinh tế. Tăng cường công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.

Chuyển biến tích cực

Ông Trần Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lãnh cho biết, mỗi hộ chăn nuôi với quy mô 10 con bò sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng; 15 con hỗ trợ 50 triệu; 20 con mức hỗ trợ 70 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ, người dân xây dựng chuồng trại, mua máy băm cỏ, trồng cỏ.

Theo mô hình này, nông dân sẽ lãi từ 10 - 12 triệu đồng. Bình Lãnh đã xây dựng được 3 hợp tác xã, trong đó có 1 hợp tác xã nông dược. Xã đang xây dựng sản phẩm OCOP tinh bột nghệ viên mật ong.

Địa phương còn có 1 hợp tác xã nông lâm nghiệp chuyên thu mua gỗ keo để xuất khẩu. Đây là những hạt nhân, tạo đà xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm từ nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập nhân dân, đưa Bình Lãnh về đích xã nông thôn mới vào năm 2022.

Từ cơ chế hỗ trợ của Nghị quyết 53, xã Bình Lãnh đã xây dựng được 7 mô hình nuôi bò từ 10 con trở lên, 5 mô hình nuôi gà gia trại và một số mô hình trồng vườn. Quý 1.2022, người dân tiếp tục đăng ký xây dựng 20 mô hình kinh tế, trong đó có 1 hộ nuôi thỏ, 1 hộ nuôi cúi lúi, 1 hộ nuôi dê, 5 hộ nuôi gà thả vườn, 5 hộ làm kinh tế vườn, 1 hộ trồng rừng gỗ lớn với diện tích 0,5ha... Xã tổ chức tuyên truyền, vận động, tập huấn cho nhân dân về kỹ thuật chăn nuôi bò, nuôi gà thả vườn thả đồi, trồng rừng gỗ lớn...

Theo kế hoạch triển khai Đề án phát triển kinh tế vùng tây giai đoạn 2022 - 2025 của UBND xã Bình Lãnh, mục tiêu trong năm 2022, xã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng với quy mô 2ha, cải tạo 5 vườn tạp, phát triển 5ha cây dược liệu, 1.000 choái tiêu, diện tích 0,65ha, 5ha cây ăn quả.

Xã cũng phát triển 2 gia trại nuôi gà quy mô 3.000 con gà thịt hoặc 1.000 con gà giống; 10 gia trại nuôi bò quy mô từ 10 con trở lên; 5ha trồng rừng gỗ lớn. Đồng thời hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương những khu vực chuyển đổi cây trồng với tổng chiều dài 0,7km, kiên cố hóa giao thông nội đồng khu vực chuyển đổi 0,5ha, nâng cấp 3 đập...

Nông dân xã Bình Lãnh được tiếp sức phát triển chăn nuôi từ Nghị quyết 53. Ảnh: LÊ TRẦN

Nông dân xã Bình Lãnh được tiếp sức phát triển chăn nuôi từ Nghị quyết 53. Ảnh: LÊ TRẦN

Đưa nghị quyết đến gần dân

Ông Trương Kim Đông - Bí thư Đảng uỷ xã Bình Lãnh thông tin, Bình Lãnh mới ra khỏi Chương trình 135 từ năm 2017, còn nhiều khó khăn. Nghị quyết 53 đã góp phần định hướng phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và chăn nuôi.

Đảng ủy xã chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, vận động nhân dân đăng ký mô hình sát thực tế và phù hợp với khả năng. Cao Ngạn là thôn đầu tiên của Bình Lãnh đủ điều kiện được công nhận danh hiệu “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”. Xã trồng thí điểm 200 cây măng cụt tại Cao Ngạn, xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi dê, bò, nhân rộng ra các thôn còn lại.

Cũng theo ông Trương Kim Đông, để đưa Nghị quyết 53 đi vào thực tiễn, Đảng ủy, UBND xã Bình Lãnh xác định tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng công nghệ cao.

Tập trung chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm. Tích cực xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tăng cường liên kết sản xuất, chú trọng liên kết 4 nhà, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân, là mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết.

Tích cực xây dựng, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân làm kinh tế. Tăng cường công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.

Chuyển biến tích cực

Ông Trần Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lãnh cho biết, mỗi hộ chăn nuôi với quy mô 10 con bò sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng; 15 con hỗ trợ 50 triệu; 20 con mức hỗ trợ 70 triệu đồng. Từ nguồn hỗ trợ, người dân xây dựng chuồng trại, mua máy băm cỏ, trồng cỏ.

Theo mô hình này, nông dân sẽ lãi từ 10 - 12 triệu đồng. Bình Lãnh đã xây dựng được 3 hợp tác xã, trong đó có 1 hợp tác xã nông dược. Xã đang xây dựng sản phẩm OCOP tinh bột nghệ viên mật ong.

Địa phương còn có 1 hợp tác xã nông lâm nghiệp chuyên thu mua gỗ keo để xuất khẩu. Đây là những hạt nhân, tạo đà xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm từ nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập nhân dân, đưa Bình Lãnh về đích xã nông thôn mới vào năm 2022.

Từ cơ chế hỗ trợ của Nghị quyết 53, xã Bình Lãnh đã xây dựng được 7 mô hình nuôi bò từ 10 con trở lên, 5 mô hình nuôi gà gia trại và một số mô hình trồng vườn. Quý 1.2022, người dân tiếp tục đăng ký xây dựng 20 mô hình kinh tế, trong đó có 1 hộ nuôi thỏ, 1 hộ nuôi cúi lúi, 1 hộ nuôi dê, 5 hộ nuôi gà thả vườn, 5 hộ làm kinh tế vườn, 1 hộ trồng rừng gỗ lớn với diện tích 0,5ha... Xã tổ chức tuyên truyền, vận động, tập huấn cho nhân dân về kỹ thuật chăn nuôi bò, nuôi gà thả vườn thả đồi, trồng rừng gỗ lớn...

Theo kế hoạch triển khai Đề án phát triển kinh tế vùng tây giai đoạn 2022 - 2025 của UBND xã Bình Lãnh, mục tiêu trong năm 2022, xã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng với quy mô 2ha, cải tạo 5 vườn tạp, phát triển 5ha cây dược liệu, 1.000 choái tiêu, diện tích 0,65ha, 5ha cây ăn quả.

Xã cũng phát triển 2 gia trại nuôi gà quy mô 3.000 con gà thịt hoặc 1.000 con gà giống; 10 gia trại nuôi bò quy mô từ 10 con trở lên; 5ha trồng rừng gỗ lớn. Đồng thời hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương những khu vực chuyển đổi cây trồng với tổng chiều dài 0,7km, kiên cố hóa giao thông nội đồng khu vực chuyển đổi 0,5ha, nâng cấp 3 đập...

 
 

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  199 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 78 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com