Mô hình chăn nuôi bò của HVPN xã Trà Vân.
Nam Trà My là một huyện miền núi khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 30%; tình hình bệnh dịch, mưa bão diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện; việc triển khai thực hiện công tác hội, phong trào thi đua, 02 cuộc vận động và 03 nhiệm vụ trọng tâm của Hội gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Nam Trà My không ngừng đổi mới các hình thức hoạt động, chủ động nghiên cứu văn bản chỉ đạo của cấp trên, lựa chọn nội dung ưu tiên, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nên từng nhiệm vụ của phong trào, công tác Hội đã có nhiều khởi sắc.
Trong nhiệm kỳ qua, công tác giảm nghèo là một trong những nội dung được các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm, mục đích hướng đến tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn nói chung trong đó có HVPN thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, các cấp Hội phụ nữ xác định công tác giảm nghèo là khâu đột phá để triển khai thực hiện. Hội LHPN huyện chủ động phối hợp với UBND huyện theo tinh thần Nghị định số 56/2012 / NĐ-CP, phát huy nội lực có sẵn, đề xuất xây dựng dự án “Chăn nuôi dê sinh sản có chuồng trại”, trình các ngành liên quan thẩm định như: được UBND huyện phân bổ kinh phí hơn 726 triệu đồng để thực hiện dự án.
Việc xây dựng dự án dựa trên cơ sở đề xuất của các hộ đăng ký thoát nghèo, do đó cấp Hội nhận được sự đồng thuận của người dân, các hộ gia đình tự nguyện hiến đất làm khu nuôi dưỡng tập trung, với 02 khu có tổng diện tích gồm 8ha; rào lưới B40, làm chuồng trại kiên cố. Hội LHPN huyện đã trực tiếp mời cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn cho 22 hộ tham gia dự án. Trong đó, hướng dẫn cách làm chuồng trại, chọn con giống, cách chăm sóc, bảo vệ con giống nuôi phát triển, việc bảo quản vệ sinh chuồng trại, giữ ấm vào mùa đông ... Song đó, triển khai cho HVPN tự mua con giống, và thanh toán theo hình thức thanh toán sau đầu tư. Đến nay, sau gần 02 năm triển khai thực hiện, đàn dê phát triển và đang trong thời kỳ sinh sản, tổng đàn 100 con.
Có thể nói, mô hình thực hiện hiệu quả là nhờ sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền và toàn thể nhân dân địa phương; sự quyết tâm của LHPN huyện trong xây dựng, thẩm định dự án; đặc biệt là sự đồng lòng, trách nhiệm của nhóm hưởng lợi từ dự án. Đến nay, Hội LHPN huyện đã hoàn thành hồ sơ tiếp tục đề xuất nhân rộng mô hình giảm nghèo tại xã khác trên địa bàn huyện.
Song song với dự án xây dựng mô hình giảm nghèo, Hội tranh thủ chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 1956 / QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp tổ chức mở 04 lớp dạy nghề mây tre đan, 04 lớp dệt vải thổ cẩm cho 137 lao động nữ với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng. Đây là hoạt động nhằm khôi phục nghề truyền thống hướng đến phục vụ du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm thân thiện bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương.
Hội cũng đã triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” và hưởng ứng Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong phụ nữ” do Hội cấp trên phát động. Hằng năm, Hội hướng dẫn hội viên tham gia dự thi cấp tỉnh; kết quả có 05 ý tưởng khởi nghiệp được UBND tỉnh công nhận và trao cúp; 02 ý tưởng được tham gia khởi nghiệp cấp Trung ương. Ngoài ra, kết nối các sản phẩm khởi nghiệp được công nhận tham gia trưng bày và bán các sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh; kết nối sản phẩm ra mắt siêu thị Trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh ...
Với sự chung tay của các cấp Hội và sự phối hợp với các ban, ngành trong công tác giảm nghèo, đến nay, Hội đã giúp 132 phụ nữ làm chủ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của toàn huyện xuống còn 30,06%.
Bà Lê Thị Thúy - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Nam Trà My cho biết từ thực tiễn tổ chức thực hiện đối với các mô hình giảm nghèo, Hội đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: Bám sát chủ, đường ngắn, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào việc xây dựng các mô hình giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sát với nhu cầu của hội viên phụ nữ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; vận động hội viên phụ nữ cùng tham gia có trách nhiệm, chủ động thực hiện có hiệu quả mô hình giảm nghèo đã được xây dựng, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang tính bền vững. Các kế hoạch hoạt động phát triển kinh tế, mô hình giảm nghèo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao; huy động được sự tham gia của đối tượng hưởng lợi, người dân…