hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đặc sắc của sự bảo tồn ở “Liên hoan cồng chiêng huyện Nam Trà My” (06/08/2020)
“Liên hoan cồng chiêng huyện Nam Trà My” là một sự kiện nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng trong nhân dân, nâng cao nhận thức về bảo tồn các di sản, nhất là quảng bá dụ lịch. Nhờ vậy nên nét văn hóa độc đáo này đã bước qua ngưỡng mai một và hiện đang được phát triển, lưu truyền khá sôi nổi.

Giải pháp bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Một trong những hướng đi mà trong thời gian qua, huyện Nam Trà My đã thực hiện rất hiệu quả là các Kỳ Liên hoan cồng chiêng. Sau 3 lần tổ chức “Liên hoan cồng chiêng huyện Nam Trà My”, là dịp để các nghệ nhân người đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong việc phục hồi, truyền dạy và phát huy giá trị nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của dân tộc mình. Cùng với đó là tìm ra những nghệ nhân trẻ phát huy vai trò cộng đồng trong công tác bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa cồng chiêng, góp phần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn.

“Là một người dân gắn bó với cồng chiêng từ rất nhiều năm nay, tôi rất vui vì đến bây giờ vẫn chơi rất tốt loại nhạc cụ này. Cùng với đó tất cả người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc dân tộc của nó. Mỗi khi Lễ hội “Liên hoan cồng chiêng huyện Nam Trà My” tổ chức, tôi rất vinh dự khi được tham gia gia thi cùng với các con, cháu của mình và đây cũng là dịp người dân nâng cao được ý thức bảo tồn bản sắc dân tộc miền núi của chúng tôi”Già Làng Nguyễn Hồng Nam- Thôn 2 xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, cho biết.

Nhiều năm qua, những người làm văn hóa ở Nam Trà My đã dày công nghiên cứu về nên văn hóa công chiêng ở nới đây, cũng như khuyến khích các hoạt động văn hóa có sử dụng cồng chiêng; nghiên cứu phục dựng các lễ hội nguy cơ mai một; đồng thời duy trì tổ chức các liên hoan cồng chiêng thường niên ở cấp xã và huyện. Qua đó huy động các đội chiêng, các nghệ nhân chỉnh chiêng,… truyền cảm hứng và lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh, khuyến khích các địa phương và trường phổ thông dân tộc nội trú truyền dạy cồng chiêng bài bản nhằm bảo tồn các bài chiêng cổ. Đặc biệt, việc khuyến khích hoạt động văn hóa cồng chiêng trong phát triển du lịch được ngành Văn hóa địa phương chú trọng. Ông Huỳnh Ngọc Hải- Hội viên Hội VH-NT Việt Nam, Nguyên Giám đốc TT-VH tỉnh Quảng Nam, nhận định rằng “Tại các kỳ  Liên hoan cồng chiêng huyện Nam Trà My diễn ra, các đội tham gia dự thi hội tụ tại đây rất nhiều tiết mục làm toát lên bản sắc văn hóa cồng chiêng rất đặc trưng của huyện Nam Trà My. Qua mỗi kỳ liên hoan số lượng khán giả tăng lên rất nhiều, cho thấy ngày càng thành công của hướng đi bảo tồn của huyện và cũng là việc làm hết sức đặc biệt của ngành văn hóa”.

Văn hóa cồng chiêng góp phần quảng bá du lịch.

Những năm gần đây, Huyện Nam Trà My đã rất chú trọng trong việc quảng bá du lịch gắn với bảo tồn phát triển bản sắc văn háo truyền thông trên địa bàn. Tại các kỳ Lễ hội lớn, phiên chợ Sâm ngọc linh hằng tháng và các sự kiện trọng đại khác hầu như đều có sự tham gia của đội biểu diễn cồng chiêng.

Với huyện Nam Trà My, đến nay, đề án “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020 định hướng đến năm 2030” đang được triển khai thực hiện, trong đó ưu tiên cho giai đoạn 2015-2020 là đầu tư xây dựng làng văn hóa của dân tộc Ca Dong, Xơ Đăng tại trung tâm huyện và nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống. Đặc biệt, lợi thế độc đáo của Nam Trà My còn là thương hiệu sâm Ngọc Linh, đây là điểm nhấn trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Từ năm 2017, nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên địa bàn, huyện Nam Trà My đã ban hành “Dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch sâm, du lịch văn hóa cộng đồng giai đoạn 2017-2025” và đang xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái văn hóa lịch sử về nguồn. “Trong thời gian tới, định hướng của huyện Nam Trà My là đẩy mạnh thực hiện loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh về tài nguyên du lịch, văn hóa bản địa của các dân tộc, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền, đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển tất yếu của du lịch tỉnh Quảng Nam. Tạo dấu ấn đặc biệt là phát huy những điệu múa cồng chiêng bản địa ở Nam Trà My”. Ông Nguyễn Thế Phước- Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết. Với sự quyết tâm đồng lòng thực hiện bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch của chính quyền huyện Nam Trà My,  nhất định nền văn hóa múa cồng chiêng trong thời gian tới sẽ có một sự phát triển đột phá mang đậm đấu ấn riêng.

Tú Tuấn

Lượt xem:  645 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 64 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com