Theo đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư như tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); tăng cường xuất khẩu; khuyến khích tăng cường nhu cầu nội địa. Các ngành chức năng, địa phương liên quan chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia gắn với chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ tiên tiến; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia đoàn xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để tìm kiếm mở rộng thị trường, tận dụng tối đa cơ hội đến từ các Hiệp định thương mại tự do; duy trì, phục hồi các thị trường xuất khẩu hiện có và mở rộng các thị trường mới; chủ động có kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các Hiệp định thương mại tư do mới, nhất là các Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVFTA và EVIPA),…
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường, thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối, ngân hàng với doanh nghiệp; khuyến khích, vận động cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tham gia tích cực chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu do Sở, Ban, ngành tổ chức để tìm kiếm thị trường, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước như thường xuyên cập nhật, xác định nhu cầu cần hỗ trợ của doanh nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ được tổ chức tại tỉnh và các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh cùng cả nước bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tổ chức Chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thành, nhằm tiếp tục hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, đưa hàng hóa tỉnh Quảng Nam vào hệ thống phân phối các tỉnh thành và ngược lại.
Tăng cường chuyên mục tuyên truyền về sản phẩm đặc trưng, đặc sản của tỉnh, hàng Việt Nam chất lượng cao để người tiêu dùng tiếp tục ưu tiên sử dụng góp phần hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối tiêu thụ mặt hàng nông sản, thủy sản với các hệ thống siêu thị và các hệ thống phân phối lớn, triển khai phương án bán hàng lưu động khi cần thiết, từng bước hình thành các điểm tập trung nhằm phân phối các mặt hàng nông sản, thủy sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương; rà soát, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phát triển hàng hóa, sản phẩm vào các chương trình, hoạt động như Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP).
Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, cần hình thành nhiều nhà cung ứng, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân; sản phẩm cung ứng cho các đơn vị tiêu thụ phải đảm bảo mẫu mã, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; số lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, đầu ra ổn định, giá cả hợp lý; các sản phẩm nông nghiệp sản xuất của người nông dân phải tuân thủ các quy chuẩn, đảm bảo chất lượng…
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hành vi gian lận thương mại,….
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử như phát triển mạnh thương mại điện tử, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp dụng các hình thức thông qua môi trường thương mại điện tử. Có chính sách tuyên truyên, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường sử dụng thương mại điện tử trong các giao dịch thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm. Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công. Thực hiện các biện pháp giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm giảm hơn nữa thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp./.