hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Vùng trồng dứa Đại Sơn: Cần xây dựng chuỗi liên kết (02/07/2019)
Xã Đại Sơn (Đại Lộc) có tổng diện tích trồng dứa (thơm) hàng trăm héc ta, đang vào thời điểm thu hoạch rộ nhưng giá cả sụt giảm. Đây là vùng trồng dứa lớn nhất tỉnh nên việc xây dựng chuỗi liên kết để tạo đầu ra nông sản ổn định, bền vững trở thành vấn đề cấp thiết.
Người trồng dứa xã Đại Sơn gặp khó khăn vì giá bán sản phẩm không ổn định. Ảnh: TRIÊU NHAN
Người trồng dứa xã Đại Sơn gặp khó khăn vì giá bán sản phẩm không ổn định. Ảnh: TRIÊU NHAN

Thương lái o ép

Hàng trăm héc ta dứa trên những cánh rừng đồi vùng Đại Sơn đang vào mùa thu hoạch; song người trồng không mấy vui khi giá cả trái dứa luôn biến động theo chiều hướng giảm. Dù vậy, nhiều người không còn lựa chọn nào khác là bán tháo dứa cho thương lái. Với người dân các thôn Tân Đợi, Đồng Chàm, Hội Khách Đông, Hội Khách Tây, Đầu Gò (xã Đại Sơn) và nhiều hộ dân của xã Đại Hồng có diện tích trồng dứa ở Đại Sơn, đây là vụ dứa buồn trong nhiều năm qua vì có thời điểm giá mỗi trái chỉ bán được 2.000 đồng, bằng một nửa hoặc một phần ba giá bán so với các năm. Cây dứa là sinh kế giúp người dân vùng Đại Sơn và Đại Hồng giảm nghèo, nhưng do người dân phát triển vùng trồng dứa theo kiểu tự phát, không liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nên thường xuyên bị tư thương ép giá. Ông Phạm Chinh (người dân thôn Tân Đợi, xã Đại Sơn) chia sẻ: “Giá dứa 2.000 đồng/trái là nông dân lỗ vốn, không đủ chi phí phân tro, công chăm sóc, trâu kéo cộ, thuê xe tải vận chuyển, nhân công bốc lên bốc xuống mấy đợt. Phải 4.000 - 5.000 đồng/trái thì mới có lời. Cứ rớt giá kiểu ni, tôi đang tính bỏ bớt cây dứa chuyển sang trồng keo”.

Đáng nói, giá dứa được thương lái thu mua của nông dân với giá quá rẻ nhưng mỗi trái dứa trên thị trường tới tay người tiêu dùng tầm 5.000 - 7.000 đồng, thậm chí có nơi giá 10 nghìn đồng. Ông Phan Văn Thanh (trú thôn Tân Đợi) cho biết thêm, riêng thôn Tân Đợi có mấy chục hộ trồng dứa, có hộ trồng tới mười mấy nghìn gốc. “Do ai nấy cứ trồng mà không tính tới đầu ra, lại không xử lý để các vụ dứa ra trái cách xa nhau mà cho chín đồng loạt nên sản phẩm quá nhiều. Đó cũng là nguyên nhân khiến tư thương chèn ép. Nếu tình hình này tiếp diễn, nguy cơ năm tới nhiều người dân không mặn mà với cây dứa nữa” - ông Thanh nói.

Theo người dân Đại Sơn, do yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu nên trái dứa được trồng ở vùng Khe Hoa - Đại Sơn rất ngọt, chặt ruột, giòn và có vị đặc trưng so với nhiều vùng khác. Dứa được bán theo trái, theo chục, theo trăm (trăm dứa là 10 chục, mỗi chục 12 trái) chứ không cân ký như nhiều vùng nên không có tình trạng người sản xuất sử dụng chất kích thích để dứa to trái, nặng ký, trữ nước. Trái dứa ở đây từ khi thu hoạch đưa tới tay người tiêu dùng chỉ trong vòng 1 tuần trở lại vì không chất bảo quản. Để tránh cái nắng nóng, nông dân phát điện chong đèn thu dứa vào ban đêm. Dứa được vận chuyển ra bìa rừng nhờ cộ trâu, rồi từ bìa rừng, dứa được bốc chất lên xe tải đưa ra quốc lộ chuyển đi tiêu thụ...

Tìm đầu ra nông sản

Dứa từng là cây kinh tế mũi nhọn của xã Đại Sơn. Không chỉ cung ứng cho người dân trong tỉnh mà dứa Khe Hoa - Đại Sơn còn được thị trường các nơi ưa chuộng. Theo ông Lê Văn Tuân - Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn, diện tích trồng dứa toàn xã hơn 300ha, chủ yếu là trồng tự phát, địa phương chưa có quy hoạch vùng, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa an toàn, có liên kết, bao tiêu sản phẩm. Để giải quyết thực trạng này, một mặt địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không nên sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, mặt khác tìm hướng đưa trái dứa vào siêu thị. “Sắp tới, xã sẽ thí điểm xây dựng vùng trồng dứa an toàn trên diện tích khoảng 10ha với một số hộ tham gia, hướng tới thành lập tổ hợp tác trồng dứa Khe Hoa. Cùng với đó, xây dựng thương hiệu, nhãn mác, xây dựng bao bì cho sản phẩm, gắn logo lên bao bì, đưa trái dứa Khe Hoa được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Giá cả cũng cần bàn. Qua làm việc giữa siêu thị, địa phương và nông dân, bà con đưa ra mức giá 6.000 - 7.000 đồng đối với mỗi trái dứa tại Khe Hoa là khá cao, phía siêu thị khó thu mua được” - ông Tuân chia sẻ.

Cũng theo ông Tuân, bên cạnh nỗ lực xúc tiến, định hướng phát triển vùng trồng dứa ổn định của địa phương, cần có sự đồng thuận của người dân. Điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” lại cứ luẩn quẩn khi thương lái thao túng thị trường và khi người nông dân sản xuất thiếu liên kết bền vững với tâm lý mạnh ai nấy làm. Nếu sản xuất an toàn, tương lai trái dứa không chỉ vào được siêu thị mà còn có thể xuất khẩu, khi đã có thương hiệu, nhãn mác, được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  921 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 102 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com