Phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa.
Dự báo những ngày tới, tiết trời vẫn tiếp tục âm u, có mưa đến , gây hại nghiêm trọng nếu không phòng trừ kịp thời. Vì vậy nông dân cần lưu ý như sau:
+ Bệnh đạo ôn cổ bông
Tích cực thăm đồng nhất là các giống lúa nhiễm. Tiến hành phun phòng các diện tích lúa đã bị nhiễm đạo ôn lá trước đó; ruộng cấy giống lúa dễ nhiễm (nếp, TBR225, Thiên ưu 8, BC15, Q5, P6,...), ruộng cấy dày, ruộng trũng, hẩu, bón phân không cân đối, lúa xanh tốt, thừa đạm...
Thời điểm phun: Phun khi lúa thấp tho trỗ (trỗ từ 5-10%). Riêng với diện tích trước đó đã bị đạo ôn lá nặng, cần phun nhắc lại lần 2 vào thời điểm lúa đã trỗ thoát trên 90%.
Loại thuốc: Sử dụng một trong số các thuốc đặc hiệu với bệnh đạo ôn như: Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Bankan 600WP, Fu-army 30 WP, Katana 20SC, Beam 75WP, Fendy 25WP, NP-G6 666WP, ,... để phun phòng. (Lưu ý: Thời điểm này không sử dụng nhóm thuốc trừ đạo ôn ở dạng EC để phun phòng đạo ôn cổ bông vì phụ gia của nhóm thuốc này có tính nóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của hoa lúa).
+ Bệnh bạc lá lúa
Khẩn trương phun thuốc phòng ngay sau các trận mưa, dông, nhất là trên các diện tích cấy giống lúa dễ nhiễm bệnh (TBR225, Thiên ưu 8, Thái Xuyên 111, BT7,...), ruộng cấy dày, ruộng trũng, hẩu, bón phân không cân đối, lúa xanh tốt, thừa đạm...
Loại thuốc: Sử dụng một trong số các thuốc như: Xanthomix 20WP, Starner 20WP, Ychatot 900SP, Total 200WP, Lobo 8WP, Probicol 200WP, Avikhuan 105SP, Oka 20WP…
+ Lưu ý
- Nếu khi phun thuốc xong gặp mưa thì phải phun lại ngay sau khi đã tắt mưa.
- Thời điểm lúa thấp tho trổ bông, cần phối hợp thuốc trừ sâu đục thân (khi đến ngưỡng) cùng với thuốc phòng bệnh đạo ôn, vi khuẩn. Không trừ sâu cuốn lá lúc này vì lá đòng đã cứng chắc, sâu không có khả năng gây hại.
- Tuyệt đối không cộng kèm thuốc trừ rầy nâu, rầy lưng trắng phun cùng nếu trong ruộng không thấy rầy xuất hiện hoặc có nhưng mật độ thấp (một vài con/khóm).