hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Làm giàu từ hoa huệ (18/02/2019)
Ở xã miền núi xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có một người từng là "bộ đội cụ Hồ”, đó là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phạm Hồng Hiền.

334ff5706e1efbfb6f0082410306

Trở về gắn bó với quê hương, bản chất truyền thống người lính vẫn luôn thể hiện trong anh. Lăn lộn trên mảnh đất cha ông truyền đời gắn bó mưu sinh, với quyết tâm xóa đói nghèo, ông cùng với hội viên CCB làm giàu trên quê mình. Từ năm 2009 đến nay, người cán bộ hội CCB quyết định đầu tư vốn sản xuất cây hoa huệ. Đây là loại hoa được trồng nhiều nhất ở xã Hà Sơn và trên địa bàn huyện hiện nay.

Cũng như người lính năm xưa khi giáp mặt kẻ thù chỉ biết tiến công tiêu diệt địch. Chủ nhiệm Câu lạc bộ CCB làm kinh tế giỏi”của xã Phạm Hồng Hiền nhận đấu thầu 1,5 ha diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả để làm kinh tế trang trại. Không quản ngại khó, anh tìm hiểu, học hỏi khá nhiều nơi, thông tin giá cả thị trường, nơi tiêu thụ... Anh cùng với gia đình một nắng hai sương vật lộn để đạt được hiệu quả, giá trị ngày càng tăng cao từ hoa huệ.

Năm 2009, vụ đầu tiên anh trồng thử với diện tích 2 sào đất, lợi nhuận thu được 20 triệu đồng/sào (đã trừ chi phí). Từ đó, anh quyết định đầu tư vốn mở rộng diện tích lên 1 ha vào năm 2018. Mỗi năm trồng 1 lần vào tháng 3 âm lịch, cây sẽ cho thu hoạch hoa trong 2 năm. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch là 3,5 tháng.

Giống cây hoa huệ anh mua của người địa phương đã sản xuất trước đó. Kỹ thuật làm đất cũng giống như làm đất trồng cây lạc củ. Cây hoa huệ được trồng bằng củ. Củ được tách thành từng ánh (củ) nhỏ, chắc, tốt và trồng cũng giống như trồng cây hành củ truyền thống.

Theo ông Hiền, chăm sóc cây hoa huệ không khó lắm, giống như nhiều loại cây ngắn ngày khác. Thực hiện việc nhổ cỏ, tưới nước đủ, đều và chỉ cần đủ độ ẩm để cây phát triển, chú ý không để cây thiếu nước hoặc cây bị ngập úng; bón phân chuồng hoai mục, phân lân, vôi bột và vệ sinh diệt khuẩn trước khi trồng 2 tháng. Sau khi kết thúc 2 năm thu hoạch, chọn lấy củ tốt để làm giống vụ tiếp theo và trồng luôn khi kết thúc việc lấy hoa vụ liền trước đó.

Cây hoa huệ lúc trồng cũng như khi thu hoạch đều sử dụng phương pháp thủ công (dùng tay trồng củ, cắt hoa). Vào vụ thu hoạch, cắt lấy hoa bó thành bó bằng loại giấy mềm, đóng vào thùng (bìa cacton, giấy cứng...) để bảo quản an toàn sản phẩm hoa huệ không bị hư hỏng khi vận chuyển tiêu thụ ra thị trường.

Ngoài việc bán lẻ số lượng ít cho người tiêu dùng tại chỗ có nhu cầu, hoa huệ thương phẩm được vận chuyển từ nơi sản xuất ra quốc lộ, đường lớn rồi chuyển lên ô tô chở đến nơi người đăng ký đặt hàng tiêu thụ, chủ yếu ở các địa bàn thành phố Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng và một số điểm bán lẻ trong tỉnh.

Mỗi bông huệ bán ra thị trường lúc bình thường với giá 2.000 đồng, thời điểm khan hiếm tới 3.000 đồng. Ông Hiền còn cho biết, mỗi năm thuê khoảng 200 công lao động là người địa phương và thanh toán tiền thuê 150.000 đồng/ngày/lao động theo thời vụ. Như vậy, tổng số vốn ông đầu tư 6 triệu đồng/ha, trừ chi phí sản xuất lợi nhuận thu được từ 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ.

Từ mô hình trồng cây hoa huệ đạt hiệu quả giá trị cao so với cây trồng khác ở địa phương. Học tập cách làm giàu của ông Phạm Hồng Hiền, tại thời điểm này xã Hà Sơn đã có tới 30 hộ gia đình trồng hoa huệ, với tổng diện tích lên tới 50 ha.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Lượt xem:  617 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 89 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com