Theo đó, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng/nâng cấp điểm bán hàng đối với cơ sở kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm (như siêu thị Mini Mart, cửa hàng tiện lợi, của hàng kinh doanh tổng hợp, shop,…) có hợp đồng liên kết với các cơ sở sản xuất để tiêu thụ sản phẩm từ các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ngành nghề nông thôn, OCOP (tổng giá trị hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở sản xuất, hộ nông dân tối thiểu phải đạt từ 500 triệu đồng/năm trở lên) để sửa chữa nhỏ, mua giá, kệ trưng bày sản phẩm, bảng hiệu, tủ bảo quản sản phẩm, trang trí điểm bán hàng và các hạng mục cần thiết, phù hợp khác bên trong điểm bán hàng. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 100 triệu đồng/điểm bán hàng (trừ 03 điểm bán hàng đã được hỗ trợ theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh về Phê duyệt Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018).
Hỗ trợ Trung tâm OCOP (khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng Trung tâm OCOP và quản lý sau này; ngân sách Nhà nước hỗ trợ để trang trí, bảng hiệu, cửa kính, tủ, giá, kệ, mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ Trung tâm OCOP, các nội dung khác có liên quan đầu tư cơ sở vật chất của Trung tâm OCOP nhưng không có tính chất xây dựng cơ bản): Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp huyện; Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 1 tỷ đồng cho 1 Trung tâm OCOP cấp tỉnh.
Các nội dung hỗ trợ nêu trên được thực hiện sau đầu tư, khi có đầy đủ chứng từ theo quy định, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.