hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Mô hình “Bò luân chuyển” giúp hội viên nông dân thoát nghèo bền vững (28/08/2017)
Mô hình “Bò luân chuyển” được Hội Nông dân xã Đại Minh, huyện Đại Lộc triển khai vào năm 2015, nhằm hỗ trợ bò giống cho hội viên nông dân thuộc diện hộ nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đó bình quân thu nhập của mỗi người dân địa phương được tăng lên, góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng xã nông thôn mới.

Hội Nông dân xã Đại Minh giao bò cho hộ nghèo

Gia đình anh Nguyễn Phước Hùng, hiện ở tại thôn Đông Gia thuộc diện hộ nghèo của xã. Cuộc sống khó khăn nên anh phải đi làm thuê với nhiều công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình và nuôi các con ăn học. Năm 2015, gia đình anh được Hội Nông dân xã hỗ trợ bò trong mô hình “Bò luân chuyển”. Đến nay bò giống của gia đình anh đang sinh trưởng và phát triển tốt. Anh Nguyễn Phước Hùng vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi rất khó khăn trong cuộc sống, vợ chồng tôi làm nhiều công việc nhưng cũng chỉ đủ ăn qua ngày nên không có vốn để đầu tư chăn nuôi. Tôi thật sự vui mừng vì đã được Hội nông dân xã xét hỗ trợ bò giống, từ nay gia đình tôi sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng để sau này có điều kiện kinh tế lo cho các con ăn học”.

Trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017, từ nguồn kinh phí vận động từ các mạnh thường quân, trong và ngoài địa phương, Hội nông dân xã đã hỗ trợ bò giống cho 15 hộ gia đình với giá trị hơn 200 triệu đồng. Hầu hết các hộ gia đình được hỗ trợ bò giống đều thuộc diện hộ nghèo, thu nhập thấp và không ổn định. Các hộ gia đình tham gia mô hình “Bò luân chuyển” được nhận một bò giống với giá trị 13 triệu đồng.

Để đảm bảo cho bò sinh trưởng và phát triển tốt, hằng tháng Ban chấp hành Hội Nông dân xã đến từng hộ gia đình kiểm tra về tình hình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, đồng thời nhắc nhở các gia đình tiêm vắcxin đầy đủ để phòng tránh các loại dịch bệnh có thể xảy ra. Trong quá trình chăn nuôi, khi bò sinh sản lứa thứ nhất thì gia đình nuôi đủ 12 tháng, sau đó sẽ luân chuyển bê con cho gia đình khác. Nếu bò đẻ ra bê đực thì sau thời gian nuôi dưỡng, Hội Nông dân xã sẽ thống nhất giá bán để làm quỹ hỗ trợ cho những lần sau.

Nói về mô hình này, ông Phan Khôi – Chi hội Trưởng chi hội Nông dân thôn Tây Gia cho biết “Tôi thấy mô hình bò luân chuyển của Hội Nông dân xã cần được nhân rộng trong thời gian đến, gia đình hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn rất mong muốn được hỗ trợ về con giống để chăm sóc, nuôi dưỡng, có thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình”.

Theo ông Phạm Văn Út – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Minh thì trước khi nhận bò giống, chúng tôi đã khảo sát thực tế từ những hội viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn của địa phương, thuộc diện hộ nghèo nhằm giúp đỡ, chia sẻ để các gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ông Phạm Văn Út cho biết thêm: “Trong thời gian đến Hội nông dân xã sẽ tiếp tục duy trì mô hình bò luân chuyển này. Chúng tôi thường xuyên theo dõi sự chăm sóc, vệ sinh chuồng trại của mỗi hộ gia đình, sau này bò đẻ chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho nhiều gia đình nông dân thuộc diện hộ nghèo khác để họ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Thành Cường - Đài truyền thanh Đại Minh, huyện Đại Lộc

Lượt xem:  856 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com