hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Làng nghề đan rổ, dệt chiếu Duy Thành (Duy Xuyên): Vào vụ sản xuất cuối năm (11/01/2017)
Cận tết, không khí tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh trở nên bận rộn, nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường.

Đến làng nghề đan rổ Triều Châu ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động khẩn trương trong những ngày cận tết của người dân nơi đây. Làng nghề Triều Châu hình thành từ hàng trăm năm nay, dân làng chẳng ai biết cái nghề này có từ bao giờ, họ chỉ biết một thời sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm của làng nghề khá phong phú và đa dạng, được làm từ tre nứa. Bà Nguyễn Thị Nhược (61 tuổi, thôn 3, xã Duy Thành) cho biết, để làm ra một sản phẩm rổ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kiên nhẫn của người thợ. Hầu hết sản phẩm ở làng này đều được các thương lái đến tận nhà mua gom rồi đưa đi khắp nơi để tiêu thụ. Càng gần tết, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng của làng nghề lớn nên sản phẩm làm ra cung không đủ cầu. “Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết là tất cả người dân ở làng lại tất bật với việc đan lát để phục vụ thị trường tết. Thời điểm giáp tết, mỗi lao động có thể kiếm được 200 nghìn đồng/ngày, bởi giá một chiếc rổ tăng lên 20 - 25 nghìn đồng/chiếc” - bà Nhược nói.

Những lao động lớn tuổi còn bám trụ với nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Ảnh: H. BẰNG
Những lao động lớn tuổi còn bám trụ với nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Ảnh: H. BẰNG

Tương tự, không khí làm việc tại làng chiếu Bàn Thạch cũng khẩn trương không kém. Bà Võ Thị Phượng (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Nam) là một người gắn bó với nghề dệt chiếu hàng chục năm nay. Bà cho biết, để hoàn thành một chiếc chiếu cần rất nhiều công đoạn, cực nhất là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cói thu hoạch về được chẻ nhỏ, phơi khô, sau đó nấu cói cho đến khi chuyển sang màu trắng, rồi nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau và đem phơi khô. Bà Phượng ví von người dệt chiếu cũng như một họa sĩ “vẽ” trên mặt chiếu, với bàn tay khéo léo dệt nên những tấm chiếu đẹp dựa trên sự kết hợp hài hòa các hoa văn, màu sắc. Được biết, trung bình một lao động như bà Phượng, mỗi ngày có thể dệt được từ 3 - 5 chiếc chiếu có kích thước 1,2m. Giá cả tùy thuộc vào từng loại, chiếu to có giá 80 - 100 nghìn đồng/chiếc, còn chiếu nhỏ có giá 50 - 60 nghìn đồng/chiếc. Vào dịp tết do nhu cầu tiêu thụ nhiều nên giá cả tăng lên, một ngày chăm chỉ làm mỗi người cũng kiếm được 200 - 300 nghìn đồng. “Cái nghề này không chỉ để người dân chúng tôi mưu sinh trong mỗi dịp tết đến xuân về, mà đó cũng là cách để chúng tôi gìn giữ cái nghề truyền thống của cha ông” - bà Phượng tâm sự.

Cũng theo bà Phượng, mỗi khi tết đến xuân về, do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng tăng cao, nhiều người dân ở đây lại tranh thủ dệt chiếu để kiếm thêm thu nhập. Hầu như năm nào cũng vậy, cứ vào tháng Chạp thương lái từ các nơi lại đổ về làng dệt chiếu để đem sản phẩm đem bán khắp nơi, nhờ thế người dân làng dệt chiếu lại có thêm nguồn thu nhập để chi tiêu trong dịp tết.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,120 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 42 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20 40
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com