hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hy vọng mới trên chân đất thiếu nước (08/12/2016)
Nhiều năm nay, người nông dân ở một số địa phương của huyện Thăng Bình phải loay hoay trên những chân đất lúa kém hiệu quả do thiếu nước, sâu bệnh,… Vụ Hè Thu 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình chuyển đổi những diện tích đó sang trồng ngô. Qua một vụ sản xuất, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan cho người nông dân.

Vụ hè thu năm nay, ông Ngô Văn Đàm, ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị (huyện Thăng Bình) đã chuyển đổi 2 sào đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng giống Ngô lai CP 333 và thu được hơn 600kg. Là mùa đầu tiên sản xuất, mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng kết quả như vậy cũng đã có những tín hiệu đáng mừng. Ông Nghề cho biết, những diện tích vốn trồng lúa từ hàng chục năm nay, chủ yếu dựa vào nước trời nên cứ sản xuất cầm chừng, nhiều khi thâm hụt tiền vốn. Nhưng cũng sản xuất để giữ đất, chứ không bỏ được. Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, gia đình tôi chuyển qua trồng giống Ngô lai này. Tôi thấy cũng dễ trồng mà tiện hơn nữa có thể tận dụng lá cây cho bò ăn rồi hạt để chăn nuôi gà nữa”-  ông Nghề chia sẻ.


Ảnh: Giống ngô lai CP 333 sinh trưởng, phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi.

Cùng với ông Nghề, 59 hộ dân khác ở thôn Việt Sơn cũng đã tham gia mô hình này trên diện tích 10 ha chuyển đổi từ chân đất cát pha, không chủ động được nước trồng lúa. Giống Ngô CP 333 được bà con áp dụng sinh trưởng khá tốt, năng suất ước tính 58 tạ/ha, lãi ròng tăng so với sản xuất lúa KD 18 trên cùng chân đất là 9,9 triệu đồng/ha.

Theo ông Võ Văn Nghi - Giám đốc trung tâm khuyến nông tỉnh, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có trên 13.500 ha gieo trồng Ngô. Một khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích ngô có tiềm năng còn có thể mở rộng hơn nữa. Bởi, ngô là cây trồng có đầu ra tương đối ổn định, là cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian đến, ngô được xem là một trong những loại cây chủ lực trong công tác chuyển đổi. Năng suất ngô bình quân đạt được vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của các giống ngô lai hiện nay (08 – 10 tấn/ ha). Giống ngô lai CP 333 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Quảng Nam và hoàn toàn sinh trưởng, phát triển tốt trên chân đất lúa chuyển đổi, nếu đầu tư thâm canh đúng mức sẽ đạt năng suất cao hơn nữa. Ông Nghi cho hay: “Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương đúng đắn của nhà nước và đang từng bước đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, để thời gian đến, thu được nhưng hiệu quả cao nhất thì cần quy hoạch tập trung, làm đồng loạt trên từng cánh đồng.
    
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà cụ thể là chuyển đổi từ các diện tích đất thiếu nước, sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng giống ngô lai CP 333 đang đem lại cho người dân những hy vọng mới về một loại giống có năng suất trên cánh đồng cạn. Không phải sản xuất cầm chừng, giữ đất mà giống mới cùng với sự đầu tư khoa học kỹ thuật, được tập huấn bài bản, kỹ càng hy vọng sẽ đem lại diện mạo mới trên những chân đất vốn không thể chủ động nước tưới./.

 

Theo Thangbinh.gov.vn

Lượt xem:  831 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com