hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Triển vọng giống cây trồng nuôi cấy mô (19/02/2016)
Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô (NCM) tế bào thực vật hay công nghệ invitro trong sản xuất các giống cây ăn quả, cây dược liệu, keo lai... bước đầu mở ra triển vọng đa dạng về mặt thị trường, chủng loại các giống cây trồng tại Quảng Nam.

Hướng sản xuất mới

Từ năm 2010 trở đi, Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam bắt đầu tái sản xuất một số chủng loại giống cây trồng NCM, bước đầu cung ứng ra thị trường. Cụ thể như, trung tâm đã sản xuất, cung ứng hàng trăm nghìn cây giống chuối mốc, chuối lùn, giống hoa chuông NCM phục vụ cho một số đề tài/dự án/mô hình khuyến nông - khuyến lâm của tỉnh. Gần đây, trung tâm đã cung ứng cho xã A Tiêng (huyện Tây Giang) 40.000 cây sâm ba kích NCM phục vụ trồng nhân rộng giống cây ba kích trên địa bàn xã. Cùng với chủ trương, cơ chế khuyến khích phát triển cây dược liệu của huyện Tây Giang, đơn vị này tiếp tục sản xuất và cung ứng hàng loạt giống cây ba kích NCM cung ứng cho nhiều nơi tại huyện Tây Giang nhằm hướng tới tạo sản phẩm hàng hóa.

Th.S Phan Hùng Vĩnh - Trưởng trại Phát triển công nghệ giống cây trồng Tam An (Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam) chia sẻ: “Cây ba kích bản địa đã được nhân giống thành công trong phòng thí nghiệm, được huấn luyện đủ điều kiện để ra vườn ươm và trồng đại trà. So với nhân giống truyền thống thì giải pháp nhân giống NCM giúp cải thiện chất lượng giống, có hệ số nhân giống cao, cây có tỷ lệ sạch bệnh cao, sinh trưởng và phát triển tốt”.

 Cây chuối lùn già nuôi cấy mô trồng khảo nghiệm tại Đông Giang. Ảnh: Hoàng Liên
Cây chuối lùn già nuôi cấy mô trồng khảo nghiệm tại Đông Giang. Ảnh: Hoàng Liên

Dù đã sản xuất thử nghiệm bằng công nghệ NCM trên nhiều loại cây trồng, song giống cây chủ lực và là thế mạnh của Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam nhiều năm qua vẫn là cây keo lai NCM. Số lượng cây giống NCM được cung ứng ra thị trường đã lên tới hàng trăm nghìn, hàng triệu cây trong nhiều năm qua. Mới đây, “Cơ chế khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất bằng giống keo NCM” vừa được UBND tỉnh ban hành, do ngành lâm nghiệp tỉnh chủ trì, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Đây là tiền đề, là cơ hội để Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam cũng như các đơn vị trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất giống keo lai NCM chất lượng cao, tạo sản phẩm hàng hóa.

Ngoài Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam, gần đây, Sở KH-CN đã chủ trì một số đề tài/dự án ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây trồng NCM. Qua đó nhằm mở rộng phạm vi, đa dạng hóa giống cây này ra thị trường.

Hiệu quả bước đầu

Trong khuôn khổ dự án “Ứng dụng công nghệ NCM để sản xuất giống và trồng cây ăn quả chất lượng cao tại tỉnh Quảng Nam”, giai đoạn 2013-2015, Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN Quảng Nam đã sản xuất giống chuối lùn già NCM, cung ứng cho 6 hộ dân xã Ba (huyện Đông Giang) trồng trên tổng diện tích 2ha với mật độ trồng từ 1.700-1.800 cây/ha. Theo đánh giá, sau 9 tháng trồng, nhờ thâm canh tốt, cây chuối lùn già NCM có tỷ lệ cây sống 98%, đường kính gốc 1,8cm-20cm, tỷ lệ cho buồng 100%, trọng lượng buồng 25-30kg. Đến nay, các hộ tham gia mô hình đã thu hoạch chuối thương phẩm qua 2 đợt, ước tính trên 1ha canh tác, người dân thu được 1.960 buồng (trung bình 25kg/buồng), với giá chuối thương phẩm trên thị trường là 3.000 đồng/kg, nguồn thu đem lại đạt hơn 80 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí gồm giống, phân bón, nhân công, mỗi héc ta chuối trồng tại xã Ba có thể cho lãi ròng gần 20 triệu đồng.

Ông Lê Xuân Ngọ - Ban Nông nghiệp xã Ba chia sẻ, hiện một số hộ dân tại xã Ba đã trồng giống này với diện tích lớn và đang trong giai đoạn thu hoạch như: hộ ông Nguyễn Thành Công (1.500m2) hộ ông Võ Tấn Anh (500m2), giá bán thông thường khoảng 4.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn thu mua. “Thời gian tới, xã sẽ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nâng cao nhận thức trong nông dân về ứng dụng giống mới, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, đề nghị ban chủ nhiệm đề tài phối hợp với các đơn vị liên quan có hướng nhân rộng mô hình ra những khu vực còn lại để tạo sản phẩm hàng hóa, giúp người dân xã Ba nói riêng, Đông Giang nói chung từng bước xóa đói giảm nghèo” - ông Ngọ nói.

Theo ông Phan Văn Phu - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN Quảng Nam, trồng chuối bằng giống NCM sạch bệnh là phương pháp hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với trồng bằng chồi, nhất là ăng năng suất hơn 20. “Việc đưa cây chuối lùn già NCM vào địa bàn Đông Giang từng bước giúp đa dạng hóa đối tượng cây trồng, tuy nhiên để có hiệu quả, cần có sự đầu tư thâm canh hợp lý. Người dân có thể kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, có thể tận dụng thân cây chuối lùn già để làm nguồn chất xơ cho đàn vật nuôi và ngược lại, nguồn phân gia súc, gia cầm sẽ là nguồn phân bón giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng” - ông Phu nói.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  2,066 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com