hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Nông dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp (02/03/2015)
Với phương châm phát triển sản xuất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hội viên nông dân trong tỉnh Quảng Nam đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng nhiều cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi; cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, đầu tư thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho bà con nông dân.

 

Nhiều hộ nông dân sản xuất đơn lẻ đã biết liên kết hình thành mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kiến thức, vật tư đầu vào, thị trường đầu ra, hạn chế thấp nhất bị tư thương ép giá để nông dân có lãi trong sản xuất kinh doanh.

 Các cấp Hội đã phối hợp với các Sở, ngành chức năng tổ chức được 743 lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng tin học, ứng dụng công nghệ sản xuất, nắm bắt thông tin, giúp cho nông dân định hướng được quy mô sản xuất loại sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Công tác đào tạo nghề được quan tâm đúng mức, chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu người học và phát huy có hiệu quả tay nghề vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn. Đến nay đã tổ chức 103 lớp nghề cho 3.419 lao động nông thôn, đạt 162% chỉ tiêu TW Hội giao, tại các lớp nghề, học viên được thực hành trong quá trình học nên sau khi tốt nghiệp học viên đều đảm bảo tay nghề và đa số có việc làm ổn định. Nhiều địa phương thực hiện tốt công tác dạy nghề như: Hội ND Núi Thành, Thăng Bình, Nông Sơn, Đông Giang, Tiên Phước ...

 Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ nông dân được TW Hội thường xuyên chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ hết sức bức xúc, nhằm giúp nông dân có điều kiện tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các nguồn vốn vay, mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, trong năm các cấp Hội đã xây dựng được 59 mô hình dịch vụ hỗ trợ nông dân đạt 128% KH; 109 mô hình kinh tế tập thể.

 Thực hiện đề án hỗ trợ nông dân mua phân bón trả chậm, trả góp Trung tâm DN&HTND thuộc Hội Nông dân tỉnh đã ký Hợp đồng với Công ty phân bón Bình Điền cung ứng 610 tấn phân bón cho nông dân theo phương thức trả chậm góp phần giúp nông dân nghèo, nông dân thiếu vốn chủ động hơn trong sản xuất, tránh được tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, hạn chế được tình trạng ép giá của tư thương.

 Các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo theo chủ trương của Tỉnh ủy, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả như: vận động nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ giống cây, con, kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất giúp nông dân nghèo biết cách làm ăn, thoát nghèo bền vững, tiêu biểu nhất như: Hội Nông dân huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Tiên Phước, Đông Giang, Thăng Bình, Điện Bàn, Tam Kỳ ..... đã cấp 62 con bò giống, 307 con heo giống, hàng ngàn con gà giống và hàng trăm phương tiện sản xuất trị giá gần 1 tỷ đồng giúp cho hộ nông dân nghèo phát triển, đặc biệt tại Hội nghị tuyên dương sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh đã huy động được 448 triệu đồng tặng cho 24 hộ nghèo mua bò giống; các cấp  đã trực tiếp giúp 574 hộ nông dân thoát nghèo, đạt 144% KH, được cấp ủy và chính quyền địa phương đánh giá cao, đây là việc làm thiết thực, hiệu quả góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

 Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục vận động hội viên nông dân tích cực “dồn điền đổi thửa gắn với giao thông nội đồng”; đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng phát triển hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường; vận động nông dân sản xuất đúng lịch thời vụ, chăm sóc cây trồng đảm bảo thắng lợi mùa vụ. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt các mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, mô hình thâm canh lúa “3 giảm, 3 tăng” thâm canh lúa cải tiến “SRI”, “IPM thôn”, mô hình sản xuất rau an toàn, nuôi tôm theo hướng VIETGAP, nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, nuôi bò vỗ béo...; duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ... hướng dẫn nông dân đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

 Đồng thời các cấp Hội tăng cường công tác phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, chú trọng khâu ứng dụng công nghệ vào thực tiển, tận dụng nguyên liệu phế thải trong nông nghiệp phát triển mạnh công nghệ sản xuất phân vi sinh chức năng nhằm nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất, giảm phát thải khí nhà kính bảo vệ môi trường nông thôn; liên kết sản xuất theo ngành nghề, nhanh chóng hình thành mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, phát triển và mở rộng các mô hình dịch tư vấn hỗ trợ nông dân, nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho nông dân phát triển kinh tế. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả chương trình liên tịch giữa Hội Nông dân với các ngành liên quan nhằm huy động mọi nguồn lực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội ; Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực hành đảm bảo 75% trở lên có việc làm và tự tạo việc làm ổn định sau khi học nghề; tập trung triển khai các dịch vụ bán phân bón trả chậm, thức ăn gia súc, kết nối thị trường bao tiêu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

 Hải Nam

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,013 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Ý kiến độc giả
{{NguoiGui}}   ()
gửi lúc {binding NgayGui, convert=dateConverter}
{{ HienThiNoiDung(NoiDung,TrangThai)}}
Chưa có bình luận nào của độc giả.
Tin đã đưa
Trang 1 / 96 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com